10 kim loại dẫn điện tốt nhất

  •  
  • 17.935

Trong hóa học, khả năng dẫn điện chính là sự cho phép di chuyển các hạt điện tích đi qua một sự vật hoặc hợp chất nhất định. Khi có lực tác động vào các hạt điện tích đang di chuyển sẽ tạo nên thành dòng điện. Tùy thuộc vào cấu tạo vật chất mà mỗi kim loại sẽ có khả năng dẫn điện khác nhau. Dưới đây là top 10 kim loại dẫn điện tốt nhất ở nhiệt độ bình thường 27 độ C.

Những kim loại dẫn điện tốt chưa chắc bạn đã biết

1. Bạc

Bạc thường được dùng để đúc tiền, tráng gương và làm đồ trang sức.
Bạc thường được dùng để đúc tiền, tráng gương và làm đồ trang sức.

  • Kí hiệu hóa học: Ag.
  • Khả năng dẫn điện: Cao nhất.
  • Tính chất: Là kim loại mềm, dễ uốn.
  • Công dụng: Tuy có khả năng dẫn điện cao nhất nhưng vì giá thành đắt đỏ mà người ta hiếm khi ứng dụng bạc cho ngành công nghiệp điện. Thay vào đó bạc được dùng để đúc tiền, tráng gương và làm đồ trang sức.

2. Đồng

  • Kí hiệu hóa học: Cu.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 2.
  • Tính chất: Là kim loại mềm, dễ uốn và tạo hình.
  • Công dụng: Hiện nay, đồng được xem là vật chất chế tạo dây dẫn điện phổ biến nhất. Không chỉ vậy, các đồ gia dụng hoặc mỹ nghệ cũng được sản xuất từ đồng như: chảo, tượng đúc, que hàn,… Một số hợp chất của đồng thường tồn tại ở dạng màu xanh lam, xanh lục nên được dùng làm thuốc nhuộm trong các xí nghiệp vải.

3. Vàng

Vàng được dùng làm đơn vị trao đổi giá trị tiền tệ và trang sức thay vì dây dẫn điện.
Vàng được dùng làm đơn vị trao đổi giá trị tiền tệ và trang sức thay vì dây dẫn điện.

  • Kí hiệu hóa học: Au.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 3.
  • Tính chất: dẫn nhiệt và điện tốt, khó bị oxi hóa, tính thẩm mỹ cao.
  • Công dụng: Hầu hết trên thế giới hiện nay không chú ý nhiều đến tính năng dẫn điện của vàng mà thay vào đó là dùng làm đơn vị trao đổi giá trị tiền tệ và trang sức. Tuy nhiên, đối với những người lao động thường xuyên làm việc với điện và nạn nhân bị điện giật cần cởi bỏ trang sức vàng ra khỏi cơ thể để tránh dòng điện nhanh chóng lan nhanh khắp toàn cơ thể đe dọa đến tính mạng cá nhân.

4. Nhôm

  • Kí hiệu hóa học: Al.
  • Khả năng dẫn điện: thứ 4.
  • Tính chất: Dẻo, khó bị oxi hóa, nhiệt độ nóng chảy cao.
  • Công dụng: Trong một số trường hợp, nhôm được chế tạo làm dây dẫn điện. Tuy nhiên với đặc tính chịu nhiệt cao của mình mà nhôm thường được ứng dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc như vách ngăn xây dựng, chế tạo tôn lợp mái nhà, cột, trụ nhà,...

5. Natri

  • Kí hiệu hóa học: Na.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 5.
  • Tính chất: Dẫn điện và nhiệt ở môi trường bình thường rất tốt, có tính mềm, có thể cắt được bằng dao.
  • Công dụng: Natri là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên muối ăn (NaCl), chế tạo đèn hơi, xà phòng thơm, chất bôi trơn bề mặt kim loại.

6. Wolfram

Volfram là kim loại cứng, giòn và khó gia công.
Volfram là kim loại cứng, giòn và khó gia công.

  • Kí hiệu hóa học: W.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 6.
  • Tính chất: Là kim loại cứng, giòn và khó gia công, có khả năng chống lại quá trình axit, kiềm và oxi hóa mạnh mẽ.
  • Công dụng: Wolfram tinh khiết được chuyên dùng trong ngành điện năng chế tạo dây tóc trong bóng đèn sợi đốt,. Ngoài ra, nhờ tính trơ và độ dẫn điện tương đối tốt mà Wolfram cũng được ứng dụng chế tạo ra kính hiển vi và điện cực.

7. Đồng thau

  • Kí hiệu hóa học: CuZn37.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 7.
  • Tính chất: Là một thể hợp kim của kẽm và đồng, có màu vàng lấp lánh, tùy theo tỉ lệ pha trộn giữa kẽm và đồng mà mỗi loại đồng thau sẽ có độ sáng khác nhau.
  • Công dụng: Với giá thành rẻ và độ lấp lánh sáng bóng như vàng nên đồng thau thường được dùng để chế tạo các đồ trang sức có giá trị thấp. Một vài trường hợp dễ bị nhầm lẫn đồng thau và vàng nguyên chất. Đồng thau cũng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như chế tạo vật liệu hàn, đầu đạn súng, đồ trang trí mỹ nghệ và nhạc cụ.

8. Sắt

  • Kí hiệu hóa học: Fe.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 8.
  • Tính chất: Là một trong những kim loại phổ biến lâu đời nhất trên Trái Đất, có tính thù hình, cứng và rắn chắc.
  • Công dụng: Có thể nói rằng tính đến thời điểm hiện tại thì sắt chính là kim loại được sử dụng nhiều nhất trong đời sống của con người. Hầu như trong mọi lĩnh vực và ngành nghề đều cần đến sự ứng dụng của sắt như chế tạo công cụ lao động: cuốc, xẻng, gậy,… chế tạo đồ gia dụng như tủ, bàn, giường, cầu thang,… và đặc biệt là trong ngành sản xuất ô tô hoặc các công trình xây dựng kiến trúc thì không thể có kim loại nào thay thế được sắt trong việc tạo độ cứng, chắc chắn cho công trình hoặc sản phẩm.

9. Crôm

Crôm là một trong những chất xúc tác không thể thiếu của các ngành công nghiệp.
Crôm là một trong những chất xúc tác không thể thiếu của các ngành công nghiệp.

  • Kí hiệu hóa học: Cr.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 9.
  • Tính chất: Là kim loại có khả năng chống trầy xước cao, giòn, cứng và khó bị nóng chảy.
  • Công dụng: Tuy hiếm khi có mặt trong đời sống thực tế thế nhưng crôm lại là một trong những chất xúc tác không thể thiếu của các ngành công nghiệp như đánh bóng bề mặt, tạo tính không gỉ sét cho dao, kéo, tạo màu rực rỡ cho thuốc sơn, nhuộm, làm khuôn đúc gạch nung, chất phụ trợ cho thuốc ăn kiêng và là phụ gia quan trọng của nhiên liệu xăng.

10. Chì

  • Kí hiệu hóa học: Pb.
  • Khả năng dẫn điện: Thứ 10.
  • Tính chất: Là kim loại tuy mềm nhưng lại có khối lượng vô cùng nặng hơn nhiều lần so với cảm giác khi ta chạm vào, có tính tạo hình và rất độc hại đối với con người và động vật.
  • Công dụng: Trong công nghiệp, chì được ứng dụng rất rộng rãi, là thành phần quan trọng trong việc chế tạo ắc quy, dùng làm tấm chắn chất phóng xạ trong ngành công phóng xạ và thường được dùng trong nhựa PVC. Tuy nhiên chì lại là kim loại chứa lượng độc tố rất lớn, một số mặt hàng mỹ phẩm cần độ bám lâu như son, phấn cũng thường sử dụng chì để tăng thời gian lì của màu sắc, thế nhưng nếu lạm dụng sẽ lập tức dẫn đến triệu chứng ngộ độc, ảnh hưởng đến thần kinh và gây ung thư khi sử dụng lâu ngày.

Kim loại kì lạ có khả năng dẫn điện nhưng không toả nhiệt

Các kim loại quý hiếm nhất hành tinh

Cập nhật: 26/03/2020 Theo Toplist
  • 17.935