10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

  •   3,411
  • 65.514

Luộc bánh chưng tưởng chừng rất đơn giản nhưng để những chiếc bánh sau khi luộc ngon và thật xanh thì không phải ai cũng làm được. Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón Tết.

Câu hát “Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ, cành mai vàng bên cành đào tươi” từ lâu như một thước đo vô hình, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tròn trịa của đất trời và sự may mắn an lành của cả năm mới. Do đó, để có một chiếc bánh chưng với hương vị đặc trưng thơm ngon, lớp vỏ mềm dẻo và luôn có màu xanh hấp dẫn không phải là điều đơn giản.

Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Việt.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh tượng trưng cho Đất, đây cũng là món ăn mà người Việt cúng tổ tiên trong ngày Tết để thể hiện lòng thành uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Những năm gần đây, cứ đến Tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp... về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.

Thói quen gói và nấu bánh chưng cũng được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, mẹ truyền cho con, bà truyền cho cháu, cháu truyền cho chắt…từ đó món ăn tinh thần này lại càng được trân trọng. Nguyên liệu nấu bánh phần lớn sẽ giống nhau, chỉ tùy theo khẩu vị và kinh nghiệm của mỗi vùng miền, gia đình mà hương vị và màu sắc của bánh cũng sẽ khác nhau.

Nhiều người thường nghĩ luộc bánh chưng rất đơn giản nhưng để có những chiếc bánh chưng xanh đúng nghĩa, thơm ngon và giữ được lâu thì tất cả mọi khâu cần phải hoàn hảo.

Các cách để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

1. Ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong. Cách này cũng có thể áp dụng hiệu quả với bánh chưng.

Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong.
Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong.

2. Dùng lá giềng (riềng) giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.

3. Ngâm nếp trong nước dứa từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn. Nhưng không nên ngâm lâu vì nếp có thể bị rã thành bột.

4. Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.

5. Lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.

6. Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.

7. Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.

Luộc bánh chưngKhi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh.

8. Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.

9. Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh. Dùng vật nặng đè lên bánh chưng khi nấu xong. Bánh sau khi luộc xong các bạn để ra bàn rồi dùng mặt thớt hay tấm ván nặng đè lên để ép ra nước. Với cách này sẽ giúp cho bánh được chắc chăn hơn và để được lâu hơn sơ với bình thường.

10. Dùng nồi tole để nấu bánh. Nồi tole cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh.

Những lưu ý khi thực hiện các cách luộc bánh chưng

  • Chuẩn bị 1 nồi cao, đủ to để nấu bánh chưng dễ hơn.
  • Một trong những cách luộc bánh chưng nhanh chín chính là phụ thuộc vào cách sắp xếp bánh vào trong nồi. Tưởng chừng là một công đoạn đơn giản thế nhưng công đoạn này lại đóng vai trò khá quan trọng đó. Trước khi xếp bánh vào nồi bạn nên cho vài lớp lá dòng xuống đáy nồi để hạn chế tình trạng bị cháy và giúp bánh chín kĩ hơn. Khi xếp bánh chưng vào trong nồi bạn không nên xếp quá lỏng, rời rạc vì sẽ khiến bánh không chín đều. Tuy nhiên, bạn cũng không nên xếp bánh quá chặt, dồn sát với nhau vì khi bánh chín sẽ rất dễ bị bung. Vậy cách sắp xếp bánh chưng hợp lý chính là nên để theo hàng rồi sau đó, xếp chồng lên nhau.
  • Khi nước nấu bánh sôi lên thì các bạn nhớ phải giảm nhỏ lửa xuống dù là nấu bằng bếp củi, than hay là nấu bằng điện nhé! Chỉ nên giữ lửa nhỏ, riu đủ để bánh chưng được nấu chín đều.
  • Khoảng thời gian nấu lý tưởng nhất dành cho bánh chưng là từ 8 đến 10 tiếng, khi nước nấu bánh bốc hơi dần thì các bạn phải đổ thêm nước liền tay để giữ bánh luôn luôn được nấu ngập nước, có thế thì bánh chưng sẽ được chín đều và nếp trong bánh không bị sống.
  • Kiểm tra khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi nồi và ngâm với thau nước lạnh khoảng 15 - 20 phút. Xếp bánh ra mặt bàn và dùng vật nặng ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn. Đối với bánh tét, bạn chỉ cần treo lên để ráo ở nơi khô thoáng, không bụi và không có ánh nắng trực tiếp là được.
  • Đối với bánh chưng luộc bị sống, bạn nên mở bánh ra và gói lại. Sau đó, mang bánh đi luộc hoặc hấp chín.
  • Bánh chưng, bánh tét là các loại bánh làm từ gạo nếp, nên khi để vào tủ lạnh sẽ bị cứng. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết đang nắng nóng, ẩm nhiều thì bảo quản trong tủ lạnh lại là điều cần thiết. Bạn nhớ là hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc phần mặt bánh để vỏ chúng không bị quá khô nhé. Sau khi lấy từ tủ lạnh ra, bạn chỉ cần luộc, hấp hoặc rán là bánh sẽ mềm lại ngay.

Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng

Chọn lá dong xanh

Bí quyết đầu tiên giúp bạn luộc bánh chưng xanh và ngon là cách chọn lá dong. Nên chọn lá dong không to quá cũng không nhỏ quá. Lá dong không non quá mà cũng đừng già quá. Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá dong ưng ý, đem rửa sạch sẽ, phơi chỗ thoáng gió. Không phơi quá khô mà chỉ cần ráo nước là được.

Lá dong
Lá dong khi bắt đầu gói bánh chưng, bạn nên lau khô kho lá dong nhé!

Mẹo: theo như bí quyết của nhiều người truyền lại thì nếu tiết trời dịp Tết se lạnh thì có thể gói 6 lá. Ngược lại, nếu trời nắng nóng thì phải dùng đến 10 lá để sau khi luộc bánh được bảo quản tốt hơn. Càng dùng nhiều lá dong gói bánh thì thời gian luộc sẽ càng lâu.

Chọn gạo nếp

Gạo nếp để gói bánh chưng ngon phải là loại nếp mùa hay nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều nhau. Gạo ngâm khoảng 10 - 12 giờ bằng nước lạnh sau đó vo qua, để ráo nước và xóc muối trắng lượng vừa phải cho thêm vị đậm đà. Đặc trưng của bánh chưng là vị mặn của gạo nếp, vị thơm của đỗ, vị thơm và béo ngậy của thịt... vì vậy cần chú ý cho lượng muối vừa đủ với số lượng gạo và đồng đều với đỗ, thịt.

Nếu bạn muốn gạo nếp được xanh, và thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ trở nên thơm và xanh cực đẹp khi gói bánh chưng đấy!

Gạo nếp

Chọn đỗ xanh

Đỗ xanh là phần nhân nằm gần tâm bánh chưng (phần thịt). Bạn có thể mua đỗ đã tách vỏ hoặc chưa tách vỏ. Nếu mua đỗ đã tách vỏ bạn chỉ cần ngâm đỗ, nhưng đỗ chưa tách thì bạn cần ngâm để đỗ tróc vỏ và đãi sạch vỏ đỗ. Dù phải tách vỏ và mất thời gian, nhưng một trong những bí quyết để gói bánh chưng ngon là bạn nên dùng đỗ xanh còn nguyên vỏ để có độ thơm, ngon và vệ sinh. Mầu vàng óng của hạt đỗ tượng trưng cho một năm mới tràn trề tài lộc, thịnh vượng.

Đỗ xanh

Lạt buộc

Chọn những đốt giang dài từ 70-90 cm, cạo vỏ ngoài, sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến độ chắc chắn của lạt để đảo bảo trong quá trình luộc bánh, lạt sẽ không bị bung ra.

Lạt buộc

Hành khô và thịt

Để gói bánh chưng ngon, không thể thiếu thịt và hành khô. Hành khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ. Hạt tiêu tự xay hoặc mua tại chợ. Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ (thường là thịt ba chỉ). Mỡ thịt để cho bánh béo ngậy như sự khỏe mạnh của gia chủ, nạc đỏ hồng mang nhiều niềm vui cho năm mới. Thịt thái miếng to đều, ướp gia vị vừa đủ, rắc ít hạt tiêu để thêm hương nồng nàn và đặc biệt sau khi bánh chín sẽ có mùi thơm và vị cay nhẹ.

Thịt gói bánh chưng

Một điều chú ý là bạn không nên cho mắm để ướp thịt gói bánh chưng, bởi cho mắm vào thịt sẽ khiến bánh chưng gói xong không để được lâu đâu nhé!

Chúc các bạn thành công!

Cập nhật: 02/02/2024 Tổng hợp
  • 3,411
  • 65.514