Tội lỗi là một cảm xúc phổ biến của sự đau buồn, báo hiệu với chúng ta khi những hành động hoặc sự không hành động của chúng ta đã (hoặc có thể) gây ra thiệt hại (vật chất, tinh thần, hoặc những thứ khác) cho người khác. Vì sự tội lỗi thường xuất hiện bằng những tín hiệu ngắn, chúng ta thường đánh giá thấp vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
>>> 10 sự thật bất ngờ về sự cô đơn
Do đó, bạn có thể bất ngờ khi biết được những sự thật sau về sự tội lỗi:
1. Sự tội lỗi bảo vệ những mối quan hệ của chúng ta. Sự tội lỗi chủ yếu xuất hiện trong các bối cảnh quan hệ người-người và được xem là một cảm xúc "giúp đỡ xã hội" vì nó giúp bạn duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với những người khác. Về bản chất, sự tội lỗi giống như một tín hiệu liên tục phát ra trong đầu bạn cho đến khi nào bạn thực hiện hành động đúng đắn (ví dụ, "Hôm nay là Ngày của Mẹ, phải nhớ gọi điện cho mẹ!") Mỗi tín hiệu có thể ngắn nhưng gộp các tín hiệu đó thì:
2. Chúng ta trải nghiệm 5 giờ một tuần của những cảm giác tội lỗi. Một nghiên cứu phát hiện thấy nếu bạn cộng tất cả những lúc bạn cảm thấy tội lỗi nhẹ nhàng hoặc vừa phải, thì nó tạo thành một khoảng thời gian khá đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng vì sự tội lỗi có thể hữu ích với những liều lượng nhỏ:
3. Sự tội lỗi chưa được xử lý cũng giống như có một đồng hồ báo thức trong đầu bạn sẽ không tắt đi: Nếu bạn có một đồng hồ báo thức không bao giờ tắt, bạn sẽ khó mà tập trung, vì sự chú ý của bạn sẽ liên tục bị cắt xén bởi những cảm giác tội lỗi bùng lên. Quả thật, sự tội lỗi tồn tại trong những khoảng thời gian dài không phải là không phổ biến. Có sự tội lỗi chưa được xử lý có thể gây ra một tác động rất có hại vì:
4. Những cảm giác tội lỗi làm bạn khó suy nghĩ rõ ràng. Khi những cảm giác tội lỗi cạnh tranh để có được sự chú ý của bạn với những yêu cầu của công việc, học tập và cuộc sống nói chung, thì sự tội lỗi luôn giành chiến thắng. Các nghiên cứu phát hiện thấy sự tập trung chú ý, năng suất, sự sáng tạo và hiệu quả, đều kém đi đáng kể khi bạn đang cảm thấy tội lỗi. Sự tội lỗi không chỉ làm bạn khó hoạt động mà còn:
5. Sự tội lỗi làm chúng ta khó tận hưởng cuộc sống: Thậm chí sự tội lỗi nhẹ nhàng cũng có thể khiến bạn do dự chấp nhận những niềm vui của cuộc sống. Trong một nghiên cứu, các sinh viên đại học bị làm cho cảm thấy có lỗi và sau đó được cho một sự lựa chọn lấy những món đồ miễn phí vì họ đã tham gia nghiên cứu. Những sinh viên không bị làm cho cảm thấy có lỗi đã chọn những DVD phim và tải bài hát trong khi đó, những sinh viên thấy có lỗi thì chọn những dụng cụ học tập. Một lần nữa, những sinh viên đó chỉ cảm thấy tội lỗi nhẹ nhàng. Những cảm xúc tội lỗi có thể làm bạn chọn bỏ qua một buổi tiệc, không tổ chức sinh nhật, hoặc buồn bã trong suốt kỳ nghỉ của bạn mà không thể tận hưởng nó. Nhưng đối với một số người, sự tội lỗi có thể gây ra tác hại tồi tệ hơn:
6. Sự tội lỗi làm bạn trừng phạt bản thân: Hiệu ứng Dobby Effect - một hiện tượng được đặt theo tên của nhân vật yêu tinh trong truyện Harry Potter - chỉ về một xu hướng tâm lý đối với những người sử dụng cách trừng phạt bản thân để tránh những cảm giác tội lỗi. Trong một nghiên cứu, các sinh viên bị làm cho cảm thấy có lỗi bằng cách lấy những tờ vé số của sinh viên khác (chỉ đáng giá vài đôla) trong thực tế sẵn sàng cho sốc điện bản thân họ để thể hiện sự ăn năn của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng trừng phạt bản thân khi chúng ta cảm thấy tội lỗi:
7. Sự tội lỗi có thể làm bạn tránh né người mà bạn đã có lỗi với họ. Dù bạn có thể đã làm hại ai đó, bạn có thể vô tình làm vấn đề trở nên tệ hơn bằng cách tạo khoảnh cách giữa bản thân và người đó vì sự tội lỗi mà bạn cảm nhận khi bạn ở gần họ. Xu hướng tránh né những thứ gợi nhắc về sự tội lỗi có thể mở rộng đến những người, những địa điểm, sự vật xa cách (ví dụ, "Nhà hàng đó là nơi mà tôi từng có buổi nói chuyện chia tay thật buồn và kinh khủng với người yêu cũ của tôi, vì vậy tôi sẽ không bao giờ đến đó nữa.") Xu hướng né tránh người làm bạn cảm thấy có lỗi cũng được áp dụng cho trường hợp khi bạn là đối tượng của:
8. Việc gợi lên sự tội lỗi làm bạn cảm thấy tội lỗi nhưng đồng thời cũng thấy tức giận. Người làm người khác thấy có lỗi làm vậy để kiểm soát hoặc thao túng hành vi của họ nhưng họ hiếm khi xem xét đến sự tức giận khi tạo ra cảm giác tội lỗi ở người khác. Vì vậy khi nói "Bạn không bao giờ gọi điện cho tôi!" có thể khiến người đó gọi điện vào lúc đó, nó cũng sẽ làm họ ít có khả năng muốn gọi điện cho bạn trong tương lai. Đó là lý do tại sao việc tạo ra cảm giác tội lỗi gây nhiều thiệt hại cho các mối quan hệ hơn đa số người tạo cảm giác tội lỗi có thể nhận ra. Tuy nhiên, một số người thậm chí không cần một sự tạo ra cảm giác tội lỗi để cảm thấy tội lỗi khi họ không làm sai điều gì:
9. Người có xu hướng tội lỗi giả định rằng họ đã gây thiệt hại cho người khác trong khi thực tế không phải. Khi kích thích gây ra cảm giác tội lỗi ở bạn được thiết lập quá thấp, chuông báo động sự tội lỗi của bạn bật lên không phù hợp. Kết quả là, bạn cảm thấy tội lỗi về việc gây ảnh hưởng bất lợi đến người khác khi trong thực tế không phải vậy. Đây không phải là vấn đề nhỏ vì sự diễn giải quá mức về sự phản đối của người khác khi trong thực tế nó không có, tức là bạn đang gây ra stress không cần thiết cho bản thân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Quả thật, sự tội lỗi là một "gánh nặng" theo nhiều cách hơn chúng ta tưởng:
10. Những cảm giác tội lỗi làm bạn cảm thấy nặng nề hơn (theo nghĩa đen) và nỗ lực quá mức cần thiết. Các nghiên cứu phát hiện thấy cảm giác tội lỗi làm con người đánh giá cân nặng thực tế của họ là nặng hơn đáng kể và các hoạt động thể chất là đòi hỏi nhiều nỗ lực đáng kể hơn những người không cảm thấy tội lỗi.
Vậy bạn có thể làm gì để giải quyết sự tội lỗi chưa được xử lý? Một trong những cách tốt nhất để xử lý những cảm xúc tội lỗi là nói lời xin lỗi hiệu quả. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu bạn nghĩ bạn biết làm thế nào để xin lỗi hiệu quả, bạn có thể sai lầm - đọc bài The 5 Ingredients of an Effective Apology (5 yếu tố của một lời xin lỗi hiệu quả) và bạn sẽ khám phá ra bạn có thể bỏ qua ít nhất 2 yếu tố trong số chúng khi bạn xin lỗi.
Tham khảo: psychologytoday