Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… là những quốc gia sở hữu tuyến đường sắt dài nhất thế giới.
Tuyến đường sắt ở Bắc Mỹ.
Mỹ được có là quốc gia có mạng lưới tuyến đường sắt dài nhất thế giới. Theo đó, vận chuyển hàng hóa chiếm 80% tổng số mạng lưới đường sắt của quốc gia này, trong khi mạng lưới tuyến đường sắt chờ hành khách dài 35.000km.
Mạng lưới đường sắt của Mỹ bao gồm 538 tuyến đường sắt của các tổ chức tư nhân. Trong đó, Union Pacific Railroad và BNSF Railroad là một trong những DN đường sắt vận tải lớn nhất thế giới. Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng hế thông đường sắt cao tốc quốc gia với chiều dài 27.000km từ nay đến năm 2030.
Tuyến đường sắt ở Trung Quốc.
Mạng lưới đường sắt Trung Quốc lớn thứ 2 trên thế giới. Hoạt động của các tuyến đường sắt được điều hành bởi Tổng công ty Đường sắc Quốc gia, đón hơn 2,08 tỷ lượt hành khách và 3.22 tỷ tấn hàng hóa vào năm 2013. Đường sắt là phương tiện giao thông phổ biến ở Trung Quốc. Mạng lưới đường sắt của Trung Quốc bao gồm 90.000km đường sắt thoogn thường và khoảng 10.000km đường sắt cao tốc.
Tuyến đường sắt hiện đại ở Nga.
Đứng vị trí thứ 3 là Nga, trong năm 2013 ngành đường sắt nước này đã đón hơn 1,08 tỷ hành khách và 1,2 tỷ tấn hàng hóa. Đường sắt xuyên Siberia với chiều dài 9,289km, là một trong những tuyến đường sắt “bận rộn” nhất thế giới.
Đường sắt Ấn Độ.
Mạng lưới đường sắt quốc Ấn Độ dài nhất thứ 4 trên thế giới, với chiều dài hơn 65,000km. Năm 2013, ngành đường sắt nước này đã phục vụ khoảng 8 tỷ hành khách và 1,01 triệu tấn hàng. Mạng lưới đường sắt Ấn Độ được chia thành 17 khu và hoạt động với hơn 19.000 xe lửa mỗi ngày, trong đó có 12.000 xe lửa chở khách và 7.000 tàu chở hàng.
Đường sắt Canada.
Ngành đường sắt nước này hoạt động với hai tuyến, một là tuyến đường sắc quốc gia, hai là tuyến đường sắt Canada – Thái Bình Dương, với tổng chiều dài là 48.000km. Trong đó, tuyến đường sắt quốc gia dài 12.500km hoạt động chở khách liên các TP. Đồng thời có tuyến đường sắt nhỏ phục vụ hành khách vùng nông thôn. Ở những TP Montreal, Toronto và Vancouver có hệ thống tàu đi lại khắp cả nước. Tại Canada, hiện vẫn chưa có một tuyến đường sắt cao tốc nào được xây dựng.
Đường sắt trên không của Đức.
Deutshe Bahn - một công ty vận tải đường sắt Đức có trụ sở tại Berlin được coi là DN thống trị mạng lưới đường sắt của nước này khi chiếm khoảng 80% của tổng lượng lưu thông hàng hóa và 99% lưu lượng hành khách đường dài.
Bên cạnh đó, cũng có hơn 150 công ty đường sắt tư nhân hoạt động trên các tuyến đường sắt của Đức, cung cấp dịch vụ hành khách và hàng hóa trong khu vực. S-Bahn phục vụ khu vực ngoại thành, trong khi Hamburg Cologne Express (HKX) là các nhà điều hành hành khách đường dài lớn.
Đường sắt Australia.
Hầu hết các cơ sở hạ tầng của mạng lưới đường sắt tại Australia đều nằm dưới sự kiểm soát và duy trì bởi chính phủ nước này. Tuy nhiên, tại Australia vẫn chưa xây dựng được hệ thống tuyến đường sắt tốc độ cao.
Đường sắt Argentina.
Mạng lưới đường sắt của Argentina đứng thứ 8 trên thế giới. Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Argentina sở hữu mạng lưới đường sắt dài 47.000km, tuy nhiên sau đó, do bị hư hỏng nặng bởi chiến tranh, hiện nay tuyến đường sắt của quốc gia này chỉ dài 36.000km.
Đường sắt ở Pháp.
Pháp sở hữu mạng lưới đường sắt lớn thứ hai châu Âu và lớn thứ 9 trên thế giới. Mạng lưới đường sắt của Pháp chủ yếu phục vụ hành khách. Công ty đường sắt quốc gia Pháp - SNCF là các nhà điều hành đường sắt chính trong nước.
Đường sắt Brazil.
Hệ thống đường sắt của Brazil hiện đang khai thác có tới 4 khổ đường. Khổ rộng (1.600mm): 4.057km (14,2%); khổ một mét (1.000mm): 23.489km (84,1%); Đường lồng ba ray (1.000 mm và 1.600 mm): 33 km (1,1%); khổ tiêu chuẩn (1.435mm): 202,4 km (0,7%). Tổng cộng là 28.084km (1.122 km điện khí hóa) – không kể đường đô thị. 12km khổ đường khổ hẹp 762mm được giữ làm đường sắt di sản. Ngoài ra còn có mười tuyến metro (trong đó có ba tuyến đang xây dựng).