Những điều thú vị về trái đất đã được chúng tôi giới thiệu qua ở phần 1. Bài dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn những điều thú vị khác trên hành tinh của chúng ta. California đang chìm dần, con sông dài nhất thế giới nằm ở đâu, hẻm núi sâu nhất ở Mỹ tên là gì... Còn rất nhiều điều thú vị về trái đất bạn sẽ được tìm hiểu trong bài này.
Bờ biển Chết ở Trung Đông thấp 400 m dưới mặt biển. Vị trí thứ 2 là Bad Water ở Thung lũng Chết, California, ở vị trí 86 m dưới mặt biển.
Bad Water ở Thung lũng Chết. (Ảnh: atviews)
Thực tế là một số phần của bang này đang bị như vậy. Sự xê dịch lên xuống của một số hồ nước tự nhiên ở dưới mặt đất đang khiến cho California lún xuống 11cm/năm. Các hệ thống nước và cống ngầm có thể bị đe doạ.
Hồ Tahoe ở California. (Ảnh: anders)
Sông Nile ở châu Phi dài 6.695 km. Tuy nhiên, mới đây các nhà địa chất còn khám phá về cội nguồn con sông này thì thấy chiều dài của nó còn lớn hơn rất nhiều.
Hình ảnh sông Nile do Nasa chụp từ trên cao thuộc sa mạc Egypt. (Ảnh: LiveScience)
Alaska thường xuyên phải chịu một trận động đất mạnh 7 độ richter mỗi năm, và một cơn động đất mạnh hơn 8 độ richter trung bình sau 14 năm. Florida và North Dakota chịu ít động đất nhất ở Mỹ.
Động đất ở Alaska năm 1964
Vùng Arica ở Chile chỉ có 0,76 mm lượng mưa mỗi năm. Với lượng đó cần mất một thế kỷ để hứng đủ một tách cà phê.
(Ảnh: ujf-grenoble)
Lượng mưa dồn dập trong một giai đoạn ngắn có thể gây ra các dòng chảy bùn và rác thải với tốc độ cao. Lượng mưa dầm dề kéo dài trong một thời gian dài lại tạo ra những vụ lở đất lớn từ từ. Mỗi năm, nước Mỹ thiệt hại 2 tỷ USD do sụt lở đất. Trong một trận bão kỷ lục ở San Francisco vào tháng 1/1982, khoảng 18.000 dòng chảy rác thải hình thành trong một đêm. Thiệt hại tài sản lên tới 66 triệu USD cùng 25 người chết.
(Ảnh: geology)
Những dòng chảy như thác bùn có thể di chuyển với tốc độ 160 km/giờ.
Bùn lầy. (Ảnh: clynefarm)
Bạn đoán đúng rồi đấy. Năm 1999, các nhà khoa học tìm thấy vật liệu tan chảy trong lõi trái đất chảy theo các dòng xoáy mà sức mạnh của nó tương tự như bão lốc.
Vùng đất ẩm ướt nhất trên đất liền được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guiness ghi nhận là Mawsynram ở đông bắc Ấn Độ.
Hơi ẩm lan từ vịnh Bengal, ngưng tụ trên những ngọn đồi Khasi nhìn xuống những cánh đồng ở Bangladesh từ cao nguyên có độ cao 1.491m này, khiến nơi đây có lượng mưa trung bình hàng năm cao tới mức kinh ngạc, 11.871 mm. Lượng mưa này có thể làm ngập đến tận gối bức tượng lớn nhất thế giới, tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30m ở Rio de Janeiro, Brazil.
Từ sao Hoả, có thể nhìn thấy trái đất chuyển qua các giai đoạn khác nhau (cũng như chúng ta nhìn thấy sao Kim thay đổi). Trái đất nằm trong quỹ đạo của sao Hoả và khi 2 hành tinh cùng di chuyển qua mặt trời, ánh sáng mặt trời chiếu xuống hành tinh của chúng ta theo một góc khác.
So sánh giữa Trái đất và sao Hỏa. (Ảnh: NaSa)
Grand Canyon được coi là hệ thống hẻm núi lớn nhất thế giới, dài 446 km. Nhưng hẻm núi Valles Marineris trên sao Hoả còn dài tới 4.800 km. Nếu đặt trên bản đồ nước Mỹ, nó sẽ kéo dài từ New York tới Los Angeles. Vết sẹo khổng lồ trên bề mặt hành tinh đỏ này sâu tới 8 km.
(Ảnh: planetarium)
Hẻm núi Hells dọc theo biên giới Oregon - Idaho sâu hơn 2,4 km. Trong khi đó, Grand Canyon sâu không quá 2 km.
(Ảnh: talisman-activities)
Hoàn toàn đúng như vậy. Đường kính trái đất tại đường xích đạo là 12.756 km. Sao Kim là 12.104 km. Sao Hoả và sao Thuỷ nhỏ hơn rất nhiều. Sao Diêm Vương cũng là hành tinh đá nhưng quá nhỏ.
Sao Hỏa (trái), Trái đất (giữa) và sao Kim (phải). (Ảnh: astro)
Có khoảng 540 núi lửa trên mặt đất từng phun trào. Không ai biết rõ có bao nhiêu núi lửa ở dưới biển đã hoạt động từ trước tới nay.
Bầu khí quyển của trái đất chiếm 80% là nitơ. Phần còn lại chủ yếu là ôxy, với một lượng rất nhỏ các tạp chất khác.
Thác Yosemite ở California cao 739 m.
(Ảnh: mariposa)
Khoảng 97%. Đại dương chiếm 2/3 bề mặt trái đất, điều đó có nghĩa là nếu có một thiên thạch va vào trái đất thì nó sẽ bắn tung toé.
Gần 70% lượng nước ngọt trên trái đất nằm trong các tảng băng ở Nam cực và Greenland. Số còn lại nằm trong bầu khí quyển, sông suối, mạch nước ngầm và chiếm chỉ khoảng 1%.
(Ảnh: fvalk)
Thái Bình Dương bao phủ một diện tích rộng 165 triệu km2, lớn hơn gấp 2 lần Đại Tây Dương. Nó có độ sâu trung bình là 3,9 km.
Trái đất hoạt động tích cực hơn về mặt địa lý và thời tiết. Một số miệng hố vài triệu tuổi đã được bao phủ bởi thực vật, biến đổi qua động đất và lở đất, cùng với những hiện tượng mưa gió. Trong khi đó mặt trăng khá yên tĩnh về mặt địa lý và hầu như không có thời tiết, nên các miệng hố trên đó vẫn nguyên sơ qua hàng tỷ.