15 cây cầu vượt biển dài nhất thế giới

  •  
  • 3.086

Trung Quốc đang tăng tốc để đi đầu trong việc sở hữu những cây cầu vượt biển dài nhất và đắt đỏ nhất trên thế giới.

Cầu vịnh Giao Châu
Cầu vịnh Giao Châu
, thuộc thành phố Thanh Đào, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Công trình trị giá 1,8 tỷ USD này dài 41,58km, rộng 35m; gồm 5.000 trụ và được xây dựng trong 4 năm (2007-2011). Để đáp ứng mật độ giao thông dày đặc, cầu có 6 làn xe chạy song song. Các phương tiện giao thông chỉ mất khoảng 30 phút di chuyển từ đầu này sang đầu bên kia. Giới chức Trung Quốc nhận định cây cầu có khả năng chịu được siêu bão, động đất lên đến 8 độ Richter. (Ảnh: Reuters).

Cầu cao tốc hồ Pontchartrain
Cầu cao tốc hồ Pontchartrain
bắc ngang qua hồ Pontchartrain có tổng chiều dài 38,42km, nối liền thành phố Metairie và quận St. Tammany, Mỹ. Nó từng được Guiness World Record công nhận là cây cầu trên mặt nước dài nhất thế giới vào năm 1969 nhưng đã bị cầu Giao Châu (Trung Quốc) soán ngôi vào năm 2011. Trung bình mỗi ngày, hơn 30.000 phương tiện lưu thông qua đây. (Ảnh: Travel and Leisure).

Cầu vịnh Hàng Châu
Cầu Vịnh Hàng Châu
cũng nằm trong số những cây cầu “khủng long” của Trung Quốc, hoàn thành vào tháng 6/2007, dài 35,6km, rộng 33m. Cầu nối các vùng Ninh Ba và Gia Hưng, rút ngắn 120km đường bộ từ Thượng Hải tới Ninh Ba. Tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ USD. Các kiến trúc sư đã huy động 7 tàu đóng cọc có bộ định vị toàn cầu (GPS) để xác định hướng thi công, đòi hỏi độ chính xác rất cao. (Ảnh: Top China Travel).

Cầu Đông Hải
Cầu Đông Hải
dài 32,5km, nối Thượng Hải với cảng nước sâu Dương Sơn, Trung Quốc, phục vụ giao thương đường biển với đất liền. Cây cầu được khánh thành vào tháng 5/2008. Đây từng là cây cầu vượt biển đầu tiên và dài nhất thế giới, trước khi cầu vịnh Hàng Châu ra mắt. Cầu được đánh giá là có “tuổi thọ” 100 năm và đảm bảo giới hạn tốc độ 80 km/h . (Ảnh: ZME Travel).

Cầu nối Macau-Châu Hải-Hong Kong
Cây cầu nối Macau - Châu Hải - Hong Kong
với ổng chiều dài 55 km, cấu trúc chính dài 29,6 km. Dự án này tiêu tốn 420.000 tấn thép, tương đương với 60 tháp Eiffel. Chi phí xây dựng cầu ước tính hơn 10 tỷ USD. Cây cầu được thiết kế hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường biển, nơi sinh sống của loài cá heo trắng Trung Quốc. Mạch chính của cầu được nối vào ngày 6/6/2016. (Ảnh: Getty).

Cầu vịnh Chesapeake
Cầu vịnh Chesapeake
, hay còn gọi là cầu William Preston Lane, Jr. Memorial, nối liền các bang phía đông và các vùng bờ biển phía tây nước Mỹ. Cây cầu này là đường nối duy nhất giữa Eastern Shore và Virginia, phía nam Hampton Roads. Với chiều dài tổng cộng 32km, cầu này không chỉ gồm 19km cầu với giá đỡ, mà còn có hai đường hầm dài 1,6 km và bốn hòn đảo nhân tạo, tạo nên một kiệt tác kỹ thuật ấn tượng. Nó được công nhận là một trong 7 kỳ quan nhân tạo của thế giới. (Ảnh: Coastal Virginia).

Cầu King Fahd Causeway
Được xây dựng nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại và thắt chặt quan hệ ngoại giao, cây cầu King Fahd Causeway nối liền Arab Saudi với quốc đảo Bahrain. Sau nhiều năm ấp ủ “thai nghén”, quốc vương hai nước Ả Rập và Bahrain đã chính thức đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng cầu vào ngày 11/11/1982. Với tổng chi phí khoảng 800 triệu USD, cây cầu gồm 4 làn xe dài 28 km, rộng 23 m. (Ảnh: Emaze).

Cầu Jintang
Với kinh phí xây dựng khoảng 7,7 tỷ USD, cầu Jintang từng được xướng danh là cây cầu dài thứ 3 tại Trung Quốc vào thời điểm hoàn thành. (Ảnh: Broer).

Cầu Vasco Da Gama, Bồ Đào Nha
Cầu Vasco Da Gama, Bồ Đào Nha
: Được đặt theo tên của nhà thám hiểm nổi tiếng thế kỷ 15, Vasco Da Gama là cây cầu dài nhất của châu Âu với tổng chiều dài hơn 17 km. Với kinh phí lên tới một tỷ USD, cây cầu là tuyến giao thông trọng yếu, kết nối hai miền Nam - Bắc của Bồ Đào Nha. (Ảnh: Peter Bohringer Photography/Flickr).

Cầu Tokyo Bay Aqua-Line
Cầu Tokyo Bay Aqua-Line
là sự kết hợp giữa cầu và đường hầm trên vịnh Tokyo. Tokyo Bay Aqua-Line nối thành phố Kawasaki với thành phố Kisarazu. Cây cầu dài 14 km, bao gồm 4,4 km đường cầu và 9,6 km đường hầm trong vịnh Tokyo. Trên cầu có một đảo nhân tạo có tên là Umihotaru, nơi tập trung nhiều nhà hàng và các địa điểm vui chơi giải trí. (Ảnh: Youtube).

Cầu Penang
Cầu Penang 2 (hay còn gọi là cầu Abdul Halim Mu’adzam Shah)
, ở Malaysia nối liền giữa Gelugor trên đảo Penang và Seberang Prai trên đất liền thuộc địa phận bán đảo Mã Lai. Cây cầu cũng thuộc hệ thống tuyến đường cao tốc ở Penang. Cầu chính thức thông xe ngày 14/9/1985. Tổng chiều dài 13,5km. Cây cầu mới này có thiết kế thân thiện với môi trường và có khả năng chịu động đất lên đến 8,2 độ Richter ở khoảng cách 300km. Hai làn đường ôtô và một làn xe máy giúp giảm 25% lưu lượng xe trên cầu Penang cũ.  Cầu Penang 2 là niềm tự hào của người Penang, là một cây cầu luôn đông đúc với các phương tiện giao thông qua lại. Dài 8,320 mét, được cho là cây cầu treo lớn thứ ba trên thế giới, với nhiều tàu du lịch nhỏ chở người từ ngoài đảo đến Penang. (Ảnh: Penang Bridge).

Cầu qua vịnh San Francisco - Oakland, Mỹ
Cầu qua vịnh San Francisco - Oakland, Mỹ
khánh thành năm 1936, kéo dài hơn 13,4 km, kết nối 2 thành phố San Francisco và Oakland. Điểm cao nhất của cây cầu là trục tháp cao tới 160 m, màu trắng, tỏa sáng mỗi đêm bởi hệ thống đèn lung linh. (Ảnh: Mott MacDonald).

Cầu Seven Mile, Florida, Mỹ
Cầu Seven Mile, Florida, Mỹ
là một cây cầu mang tính biểu tượng ở Florida, trải dài ra biển, nối liền vịnh Mexico và bang Florida.
Ban đầu được xây dựng như là một phần của tuyến đường sắt vượt biển, cây cầu đã trải qua nhiều giai đoạn tái trang trí và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu giao thông ô tô. Với tổng chiều dài 6.79 dặm (khoảng 10.93 km), cây cầu Seven Mile đánh dấu một kỷ nguyên mới trong giao thông vận tải ở khu vực này. Hàng tháng, cây cầu đóng cửa trong khoảng 2.5 giờ vào ngày thứ Bảy để tổ chức sự kiện "Seven Mile Bridge Run", thu hút hàng nghìn người tham gia chạy "fun run". Sự kiện này đã trở thành một nét đặc trưng, kỷ niệm về việc xây dựng lại cây cầu vào năm 1982. Mặc dù cây cầu cũ ngày càng xuống cấp do ảnh hưởng của nước mặn và cơn bão, nó vẫn thu hút sự chú ý của cả người dân địa phương và du khách. Hiện chỉ còn mở một tuyến đường dài 2.2 dặm trên cây cầu cũ cho người đi bộ và xe đạp, là điểm dừng lý tưởng để khám phá vùng đất này. Với tầm nhìn tuyệt đẹp hướng ra đại dương, cầu Seven Mile không chỉ là một trong những cây cầu dài nhất nước Mỹ mà còn là một cảnh quan hấp dẫn. (Ảnh: Visit Florida).

Cầu vượt biển Tân Vũ-Lạch Huyện
Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện
nối bán đảo Đình Vũ với đảo Cát Hải, dài 5,4 km (tổng chiều dài của dự án đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện hơn 15 km) vừa chính thức thông xe sáng 2/9. Tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, trong đó, vốn vay ODA Nhật Bản chiếm phần lớn, vốn đối ứng 1.800 tỷ đồng. Công trình sử dụng cầu phương pháp đúc sẵn các đốt dầm bê tông cốt thép (SBS) để rút ngắn khoảng thời gian xây dựng. Đây là lần đầu tiên phương pháp xây dựng này được áp dụng ở Việt Nam.

Cầu Oresund, Đan Mạch và Thụy Điển
Cầu Oresund, Đan Mạch và Thụy Điển
: Nằm bắc qua eo biển Oresund ở phần cực Nam của Thụy Điển và Đan Mạch. Được thiết kế bởi George KS Rotne, cầu Oresund là sự kết hợp độc đáo giữa cây cầu dây văng dài 8 km và đường hầm ngầm dưới biển dài 4km. Với cấu trúc độc đáo, cây cầu Oresund được xây dựng với nhịp chính treo dây néo dài 490m, treo trên 4 cột cao 203,5m. Với chiều cao này, các tàu thủy có thể dễ dàng qua lại dưới cầu. Cây cầu bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2000, mở rộng khả năng giao thông và kết nối giữa hai thành phố lớn. Nhìn từ trên cao, cây cầu như chỉ có một nửa, nằm giữa lòng đại dương bao la, tạo nên một khung cảnh tuyệt diệu. (Ảnh: Johannes Heuckeroth/Alamy).

Cập nhật: 09/08/2024 Theo Zing/mytour
  • 3.086