Hành là loại gia vị được Đông y đánh giá cao vì những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Những bài thuốc được làm từ hành giúp bạn phòng chữa một số bệnh hiệu quả.
Hành là loại rau gia vị phổ biến của người Việt và nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới nhờ hương vị đặc trưng, tác dụng tốt cho sức khỏe lại dễ trồng và có thể thu hoạch quanh năm.
Theo Đông y, hành có vị cay, ngọt, tính ấm, tốt cho phổi và dạ dày, có tác dụng làm tan lạnh (hàn), thông khí trệ, giải cảm và diệt khuẩn.
Hành lá là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Cơ sở tác dụng trị cảm ho của hành lá là do trong hành lá chứa chất kháng sinh atixin C6H10OS2 trong tinh dầu.
Chúng ta đã biết atixin là một chất dầu không màu, tan trong cồn, benzen, ete. Khi hoà tan trong nước, chúng dễ bị thuỷ phân, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.
Các tài liệu cổ cho rằng hành có vị cay, bình mà không độc, có năng lực phát biểu, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng.
Những công dụng của hành đối với sức khỏe được rất nhiều tài liệu ghi chép lại vô cùng đa dạng, tùy từng trường hợp để áp dụng cụ thể.
Ở nước ta, hành được trồng ở khắp nơi, chủ yếu để làm gia vị, đồng thời dùng làm thuốc. Hành cũng được trồng tại nhiều nước khác ở châu Á và châu Âu. Mùa thu hoạch hành chủ yếu là tháng 10-11 nhưng có thể quanh năm. Hành dùng tươi hay khô đều được.
Sau đây là một số cách dùng hành mang lại tác dụng như một vị thuốc, người làm nội trợ nếu biết được những tác dụng này cũng sẽ dễ áp dụng hơn vào việc phòng và chữa bệnh.
Dùng từ 15-20g củ hành giã nhỏ, trộn vào cháo trắng ăn nóng cho toát mồ hôi.
Sắc chút hành thành nước để uống cho đến khi có cảm giác thông mũi.
Dùng 50g lá hành giã nát vắt lấy nước, trộn đều cùng một ít rượu, nhỏ vào mũi, mỗi lần 2-3 giọt.
Giã hành trộn với nước tiểu trẻ em để uống.
Dùng 100g lá hành rửa sạch giã nát, vắt hoặc ép lấy nước rồi bôi xoa lên toàn cơ thể.
Chuẩn bị khoảng 100g hành giữ nguyên rễ, rửa sạch nấu cùng cháo gạo cho đến khi chín. Trước khi ăn nóng thì cho thêm chút giấm để nhanh chóng toát mồ hôi, giải nhiệt cơ thể.
Giã một nắm hành, chắt lấy phần nước, nhỏ một vài giọt vào tai cho côn trùng bị cay mà chui ra.
Giã hành nát trộn với rượu để uống, hoặc sao nóng hành chườm lên vùng rốn, đến khi hành nguội lại sao lại, thực hiện việc chườm cho đến khi thấy tình hình cải thiện hơn.
Dùng 20g củ hành kết hợp với 20 quả táo tàu khô, cho vào nồi đun cùng 3 lít nước. Đun đến khi còn lại khoảng 2 lít (2/3) thì uống.
Dùng hành nguyên cây, cả lá và rễ, nấu thành nước, đổ ra chậu và ngồi vào chậu nước để ngâm. Mỗi ngày thực hiện khoảng 1 vài lần cho đến khi cảm thấy đỡ.
Người bị trĩ ngoài có thể dùng lá hành, vắt ép lấy nước, trộn mật ong chưng lên thành hỗn hợp rồi bôi vào phần trĩ, đắp phần bã hành lên vùng trĩ ngoại cho đến khi thấy dịu cơn đau.
Sắc hành thành nước đặc để uống, giúp thông tiểu nhanh chóng.
Nấu cháo gạo nếp ăn nóng cùng với hành.