Trong thế giới sinh vật, có một cuộc xâm lấn âm thầm và nguy hiểm từ các loài chim, có nguồn gốc từ nước ngoài. Chúng đang tấn công các loài bản địa, phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người.
Đây là loài chim bản địa của Ấn Độ, nhưng đã và đang được du nhập đến mọi nơi trên thế giới, chủ yếu là để tiêu diệt sâu hại nông nghiệp. Tuy nhiên, loài chim này cũng làm suy giảm tính đa dạng sinh học do việc cạnh tranh về nơi làm tổ, tiêu diệt các loài chim nhỏ và trứng của chúng và đánh đuổi các loài động vật nhỏ. Tại Việt Nam, sáo nâu phân bố ở khắp mọi vùng của đất nước.
(Ảnh: anti-jagd-seite.de)
Chào mào đít đỏ (có nguồn gốc ở một số vùng thuộc Châu Á) được du nhập vào một số đảo ở Thái Bình Dương. Tại đây chúng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như ăn quả và cây trồng cũng như mật hoa, hạt và chồi cây. Chào mào đít đỏ là một loài hung hãn, cạnh tranh nơi ở và đánh đuổi các loài chim khác.
(Ảnh: thinkquest.org)
Sáo Đá xanh có nguồn gốc ở vùng Á Âu và Bắc Phi và hiện nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Sáo Đá xanh là một loài cực kỳ phàm ăn và ăn gần như tất cả mọi thứ làm giảm số lượng côn trùng bản địa và phá huỷ mùa màng. Đây là một loài chim hung hăng và đã loại trừ nhiều loài chim bản địa do cạnh tranh nơi làm tổ. Tại Việt Nam, Sáo Đá xanh bắt gặp ở Hải Dương và Hưng Yên vào mùa đông năm 1975-1976.
Những loài trong danh sách này được chọn để minh hoạ cho các tác hại của sinh vật xâm hại. Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn.
Nguồn: IUCN Guidelines for the Prevention of Biodiversity Loss Caused by Invasive Alien Species