Thay đổi ngay những thói quen ăn cà muối dưới đây, cơ thể sẽ biết ơn bạn rất nhiều.
Cà muối là món ăn dân dã, đưa cơm được người Việt yêu thích. Thế nhưng ăn cà muối không đúng cách lại là nguyên nhân gây bệnh. Giới chuyên gia đánh giá, có một số kiểu ăn cà muối là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, ung thư.
Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Cà pháo là món khoái khẩu của nhiều người. (Ảnh: VTC).
Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua, dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.
Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.
Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mạn tính. Dùng 10-15 g rễ, dạng thuốc sắc.
100 g cà pháo cung cấp 1,5 g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12 mg canxi, 0,7 mg sắt, 18 mg magiê, 16 mg phospho, 22,1 mg kali, 0,3 mg kẽm. Ngoài ra, cà pháo chứa cả đồng và selen, là các vi khoáng quý.
Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà nhiều sợi lông nhỏ có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại chứa solanin độc. Quả cà chưa chín nhiều solanin hơn quả chín.
Cà muối chưa đủ lên men có chứa độc tố solanine.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), cà muối chưa đủ lên men có chứa độc tố solanine. Nhất là trong loại cà có vỏ màu xanh, lượng solanine cao gấp 10-15 lần với mức an toàn khi tiếp xúc cơ thể.
Loại chất này chính là phần chất độc nằm ở mầm xanh hoặc những phần màu xanh của khoai tây. Chỉ với hàm lượng nhỏ solanine cũng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Vào mùa hè, chị em thường có thói quen làm cà muối xổi, thậm chí muối cà vài tiếng là lấy ra ăn luôn. Ăn cà muối xổi chan canh rất tốn cơm, làm dịu cả mùa hè oi ả. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, việc ăn cà muối kiểu này chưa đảm bảo cà được lên men. Thậm chí, cà còn sống nguyên nên nguy cơ bị ngộ độc do nhiễm solanine là điều khó tránh.
Cà muối trong thùng sơn rất nguy hiểm cho sức khỏe
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, cà muối trong thùng sơn rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là nguyên nhân gây ung thư.
Chuyên gia chia sẻ, hầu hết các thùng đựng sơn đều được làm từ nhựa Polime đã kết dẻo, tạo thành từ những đơn chất có tên là monome. Trong quá trình chế tạo, các phân tử này có thể vẫn tồn tại và hòa tan vào nước.
Do đó, khi chúng ta muối cà, chất này có khả năng hòa tan vào nước muối. Sau đó sẽ ngấm vào cà, đi vào máu, tế bào qua đường ăn uống, lâu dần có thể gây ung thư.
Đó là chưa kể dư lượng chất phụ gia, chất tạo màu còn sót lại ở thùng sơn cũng khiến cơ thể bị nhiễm độc khi ăn cà muối. Lâu dần sẽ tích tụ thành ngộ độc mãn tính mang tên ung thư.
Đây là câu chuyện hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không tự muối cà ngay tại nhà. Mua cà muối ở ngoài chợ hầu như sẽ dùng thùng to để muối cà do nhu cầu khách mua đông, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cà muối quá mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Với nhiều người, ăn cà muối mặn rất ngon, ăn được nhiều cơm. Thế nên, nhiều chị em khi muối cà đều cho nhiều muối trắng. Tuy nhiên, thói quen này rất không tốt cho sức khỏe, sản sinh chất gây ung thư cực độc.
Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế, hiện nay, trung bình mỗi người Việt hàng ngày đang ăn thừa gấp 2-3 lần so với lượng muối theo khuyến nghị là 5g/ngày.
Đáng nói, nhiều năm qua, thói quen ăn mặn của người Việt đã có những hậu quả rõ ràng qua các con số. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2017, hơn 541.000 người Việt tử vong.
Trong đó nguyên nhân do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76%, đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gút... Đặc biệt phải kể đến là ung thư dạ dày.
Và không nói ngoa khi trên mâm cơm của người Việt liên tục xuất hiện những món ăn như cà muối quá mặn thì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Cà muối để lâu chứng tỏ đã bị chua, sẽ có hiện tượng nổi váng. Tuy nhiên, để váng chuyển sang màu vàng hoặc đen thì tốt nhất chị em nên bỏ đi. Váng chuyển màu chứng tỏ cà muối đã bị nhiễm khuẩn nấm độc hại. Ăn loại cà này về lâu dài chắc chắn sẽ khiến bạn bị ung thư đáng tiếc.
Trước khi muối cà phải rửa sạch nguyên liệu và các dụng cụ để muối.
Mặc dù vậy, nhiều chị em lại cho rằng, cà muối ăn vẫn ngon, chỉ cần rửa sạch váng đi là đem vào cho cả nhà dùng bữa. Thực tế, nấm mốc có thể xâm nhập vào từng quả cà. Việc rửa chỉ giải quyết bên ngoài, nhìn bằng mắt mà thôi.
Nói về cà pháo, lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cho biết cà xanh có chất độc solanin với liều lượng 2-5 mg/kg thể trọng, có thể gây triệu chứng ngộ độc. Liều lượng 4-6 mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng ngộ độc solanine thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi nạp thức ăn có hàm lượng solanin cao.
"Hiện ở một số nơi, mọi người vẫn ăn cà xanh muối xổi. Thói quen này không an toàn, có thể gây nguy hại. Cà muối xổi chưa được lên men, chưa đủ độ chua dễ gây ngộ độc", ông Sáng nói.
Khi ăn cà muối cần tuân thủ những điều gì để tránh gây bệnh cho cả nhà?
Ăn nhiều cà muối, dưa muối dễ bị ung thư?
Trung Quốc có 1 ngôi mộ dưới nước bất khả xâm phạm, ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng phải "bó tay" trở về