Khi điều khiển ôtô, người lái phải thực hiện hàng loạt thao tác cơ bản như quan sát, tăng tốc, phanh, lái và xử lý sự cố.... Cơ thể “đồng điệu” cùng phương tiện tạo ra một liên minh siêu quái vật, nửa người - nửa máy. Đặc biệt, khả năng xử lý tình huống, thậm chí cả những khả năng thoát hiểm ít ai ngờ đến nay khoa học chưa khám phá hết.
Nếu sự cố tai nạn hoặc mối nguy bất ngờ xuất hiện trước mặt, cơ thể sẽ xuất hiện cơ chế FFR (chống lại hay trốn chạy), tràn ngập các loại hóa chất kiểu như adrenaline. Các hóa chất nói trên xuất hiện làm nhiệm vụ hỗ trợ cơ thể sử dụng tối đa cơ bắp để đối phó với các mối nguy hiểm cực đoan. Lúc này tim đập nhanh, đồng tử giãn ra, cơ thể được bổ xung thêm một luồng năng lượng khẩn cấp do chuyển đổi axit béo thành glucose.
Mặt trái của việc bài tiết các hóa chất trên là làm tăng khả năng nhớ ký ức đau buồn dài hạn, điều này lý giải, vì sao con người lại có thể nhớ từng chi tiết thảm họa, thậm chí có thể đeo đẳng con người suốt đời và tạo ra những hiệu ứng tiêu cực bất lợi cho cơ thể.
Cơ thể con người được lập trình để lưu giữ các thao tác bắt buộc mỗi khi lên xe như đóng cửa, đeo dây an toàn, hoặc khởi động, điều khiển phương tiện. Nhờ được đào tạo và kinh nghiệm thực hành nên lái xe nhớ rất kỹ các thao tác này, khác với người chưa lái bao giờ, khi lên xe mọi thức đều bỡ ngỡ. Nhưng lái xe còn có thêm một mối liên kết vật lý, vì vậy họ không bao giờ phải suy nghĩ, tìm gương ở đâu, nhấn ga ra sao hay bẻ lái thế nào hoặc lúc nào thì cần phanh gấp…
Đặc biệt, ở những người lái xe chuyên nghiệp cơ bắp còn có khả năng xử lý tình huống rất hiệu quả và mau lẹ. Hãy nhắm mắt và hình dung đang lái xe trên đường, đột nhiên có một con chó nhảy ra. Người lái không cần phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ khi nào thì đạp phanh, hoặc làm thế nào để đánh tay lái để khỏi cán phải con vật… Đó chính là những gì bộ nhớ cơ bắp của cơ thể đảm nhận giúp lái xe xử lý tình huống mau lẹ và hiệu quả hơn.
Nếu ai đã từng lái trong mưa bão, thường nhận thấy chiếc xe bắt đầu trở thành một thủy phi cơ, kèm theo cảm giác lạ chạy dọc theo sống lưng, cảm giác này được kích hoạt bởi hệ thống tai trong, nó cho biết xe và người đang chuyển động theo một hướng cần cảnh giác.
Theo nghiên cứu, tai trong có nhiệm vụ cân đối, nhận biết, giúp con người hiểu được thực tế phức tạp, và phản ứng mau lẹ để hạn chế tổn thất. Vì vậy, khi lái xe, tai trong con người liên tục hoạt động để theo dõi các chuyển động của xe và người, nó được xem là một hệ thống cảnh báo rất hữu hiệu.
Cho dù đưa xe vào bãi đậu, hoặc hòa vào dòng người đang lưu thông trên đường cao tốc, hay tham gia đường đua, đôi mắt của con người là nơi thu thập thông tin, còn bộ não thì đảm nhận chức năng xử lý, trong khi đó bàn tay và bàn chân được đặt vào đúng vị trí để xe hoạt động an toàn và hiệu quả.
Giống như bộ não làm nhiệm vụ hiệu chỉnh độ dài cánh tay, nên người ta có thể nhặt chiếc bút chì đơn giản bằng cách “bắn ra” tín hiệu điện một cách vô thức. Tương tự, kích thước và hình dạng của chiếc xe khi ta đang điều khiển đã được chuẩn hóa nên người lái biết chính xác các góc cạnh của xe nên khi đỗ, lùi được chính xác. Đây là kết quả của cơ chế phối hợp giữa mắt và xe, giữa tay và não, giữa mắt và xe hay rộng hơn là sự tương tác giữa các hệ thống của xe và hệ thống của cơ thể hài hòa, hiệu quả.
Tất cả các mối đe dọa tiềm ẩn trên đường mà người lái cần đề phòng đều được đăng ký tại một vị trí của não được gọi là cuống não (brainstem) hay thể lưới. Cuống não bao gồm não sau (hindbrain) và não trung gian (midbrain). Cấu trúc não sau bao gồm cầu não và hành não và thể lưới, não sau kết nối giữa tủy sống và não.
Đây là một trong những thành phần chính, quyết định những hoạt động của não như ngủ hoặc thức. Khi được kích hoạt bởi những tác nhân xuất hiện đột ngột khi lái xe, thể lưới làm nhiệm vụ giúp người lái duy trì sự tỉnh táo. Mặc dù, khi lái xe qua những cung đường nguy hiểm vào đêm muộn, người lái cần chủ động, để tránh sự cố say ra khi não con người quá tải.