Con cá voi xanh, cá mái chèo (cá oarfish), cá nhám voi.... là một trong những loài cá có cơ thể dài nhất thế giới.
Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất hành tinh. Theo một nghiên cứu mới đây, chúng còn được nhận định là loài có cơ thể dài nhất trong số các loài cá voi dưới đại dương. Con cá voi xanh dài nhất phát triển đến 33m và nặng gần 200 tấn.
Đây là động vật lớn nhất thế giới, cá dài nhất phái triển đến 33m.
Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng. Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh, chúng được phân bố trên khắp thế giới. Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
Cá nhà táng là loài cá lớn nhất trong phân bộ cá voi có răng. Chúng là một trong ba loài còn tồn tại của họ Cá nhà táng cùng với cá nhà táng nhỏ (Kogia breviceps) và cá nhà táng lùn (Kogia sima).
Cá nhà táng trưởng thành có thể dài đến 24m.
Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài đến 24m. Chúng là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới. Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình - nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới.
Cá nhà táng chủ yếu ăn mực - thậm chí các loài mực khổng lồ và mực Nam Cực khổng lồ cũng là nạn nhân của nó - nhưng đôi khi chúng cũng ăn các loài cá và có thể lặn sâu tới 3000m khiến nó trở thành loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới.
Cá nhám voi (cá mập voi) là loài cá mập ăn sinh vật phù du. Chiều dài kỷ lục từng được biết đến của loài này là 18,8m.
Chúng là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là một trong những loài cá hiện còn sinh tồn có kích thước lớn nhất.
Chiều dài kỉ lục từng được biết đến của loài cá này là 18,8m.
Cá nhám voi sinh sống trong các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo ở khu vực miền tây Úc cũng như Pemba và Zanzibar ở khu vực ven bờ đại dương của Đông Phi.
Loài oarfish khổng lồ (còn được gọi là cá mái chèo, tên khoa học Regalecus glesne) được nói đến lần đầu tiên vào năm 1772, nhưng hiếm khi lộ diện vì chúng sống dưới đáy sâu của đại dương - ở độ sâu 1.000m.
Cá khổng lồ Oarfish là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương, có chiều dài lên tới 17m và có thể nặng tới 270kg.
Loại cá này có chiều dài cơ thể lên đến 17m.
Cá mái treo có ngoại hình giống như sợi ruy-băng, phần thân ngang khá mỏng cùng vây lưng chạy dọc theo toàn bộ chiều dài thân. Chính bởi chiều dài khủng cùng phần vây đỏ đặc biệt nên nhiều người gọi loài cá này là rắn biển khổng lồ, hay rồng biển.
Chúng không có vây, nhưng khoác chiếc áo màu bạc có chứa chất hóa học guanine - loại chất có nhiều trong vây của một số loài cá.
Cá nhám phơi nắng (tên khoa học Cetorhinus maximus) là một trong số các loài cá mập ăn sinh vật phù du dưới đại dương. Chúng có chiều dài cơ thể gần 12.5m.
Cá nhám phơi nắng là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại, sau khi cá mập voi, và thứ hai trong ba loài cá mập ăn sinh vật phù du, cùng cá nhám voi và cá mập miệng to.
Cá nhám phơi năng có chiều dài có thể gần 12,5m.
Cá nhám phơi nắng thường có màu xám-nâu với đốm da. Răng của cá nhám phơi nắng rất nhỏ và rất nhiều, thường trên một trăm hàng. Răng có một đỉnh hình nón duy nhất, được uốn cong về phía sau và đều giống nhau ở cả hàm trên và hàm dưới.