6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

  •   52
  • 2.727

Liệu bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, bản thân mình học hỏi được gì từ những bộ não vĩ đại của những thiên tài sau thành tựu của họ?

Nói đến thiên tài hẳn bạn sẽ luôn muốn khám phá bên trong phần trí não và hiểu hơn về những điều không tưởng họ đã thực hiện. Cho dù đó là việc chế ra loại phương tiện nhanh nhất, giúp người mù nhìn thấy trở lại hay đột phá về mặt không gian thì thành công luôn phải gắn liền với việc nâng cao mức độ tri thức.

Vậy chúng ta có thể học được điều gì từ trí tuệ của những con người xuất chúng? Hãy cùng tìm hiểu 6 bài học quý giá được rút ra từ các nghiên cứu về những thiên tài qua tổng hợp dưới đây.

Bài học số 1: Những thử thách mới đòi hỏi lối tư duy mới

Bạn đã bao giờ nảy ra ý tưởng sáng tạo một chiếc xe với một phần giống ô tô, phần giống máy bay phản lực lai với tàu vũ trụ? Hay bạn muốn sáng chế ra phương tiện giao thông mặt đất mang tên Bloodhound SSC có thể đạt đến vận tốc 1.000m/p?

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Một trong những thử thách khó khăn nhất để hoàn thiện Bloodhound SSC là việc thiết kế lốp xe. Các chuyên gia vô cùng đắn đo khi làm sao để thiết kế ra những chiếc lốp xe có thể giúp xe di chuyển nhanh nhất thế giới, ổn định và chắc chắn khi xe đạt tốc độ siêu thanh ngay cả khi với nguồn lực hạn chế?

Sau rất nhiều suy tính về vấn đề công nghệ làm nên chất liệu lốp xe, Mark Chapman - kỹ sư trưởng của dự án Bloodhound đã cho rằng: Việc chỉ đi vào lối mòn suy nghĩ cũ chỉ khiến chúng ta thêm bế tắc.

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Do đó họ đã chấp nhận một cách tiếp cận mới, tiến hành nhiều thí nghiệm thực tế rồi chắp nối tất cả những con số thống kê lại với nhau để xem xét. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, một loại lốp xe mới đạt yêu cầu đã ra đời. Điều này càng chứng tỏ rằng, việc tạo ra những lối tư duy mới trước mỗi thử thách sẽ khiến bạn thành công.

Bài học số 2: Hãy để những bằng chứng dẫn lối cho bạn

Nhà địa vật lý Steven Jacobsen của Đại học Northwestern cùng những đồng nghiệp tin rằng, nguồn nước trên Trái đất được sinh ra từ các ngôi sao Chổi.

Nhưng bằng việc nghiên cứu những hòn đá, ông phát hiện ra, nước ẩn bên trong khoáng chất ringwoodite - nhân tố nằm ngay trong chính lớp vỏ Trái đất.

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Điều này cũng giúp lý giải cho sự hình thành của các đại dương vốn được sinh ra từ trong lòng Trái đất hàng thế kỷ trước.

Nhà vật lý chia sẻ rằng: "Những phát hiện quan trọng này sẽ giúp ích rất nhiều trong những nghiên cứu tiếp theo của tôi. Thời gian sẽ chứng minh giả thuyết mà tôi đưa ra về Trái đất là đúng đắn. Trên thực tế, việc tìm ra những điều mới lạ thực sự khiến tôi rất hưng phấn - đó chính là nguồn động lực lớn, tạo tiền đề cho nghiên cứu của tôi".

Bởi vậy, các chuyên gia đã rút ra kết luận rằng, hãy để những bằng chứng tìm được dẫn lối bạn. Tiếp tục kiên trì, cuối cùng, bạn cũng sẽ tìm được điều bạn muốn.

Bài học số 3: Hãy cháy hết mình

Tiến sĩ khoa học Sheila Nirenberg tại Đại học Cornell đang cố gắng phát triển một loại thiết bị mới để hỗ trợ cho những người mù. Ý tưởng chính của thiết bị này là kích hoạt một loại tín hiệu giúp truyền thông tin từ mắt đến não. “Từ khi nảy ra ý tưởng này, tôi gần như quên ăn quên ngủ - tất cả những gì tôi muốn là làm việc”, Nirenberg chia sẻ.

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Cô nói thêm: “Đôi khi tôi cảm thấy mệt mỏi và hoàn toàn kiệt sức. Nhưng rồi chỉ cần nhận được email từ một ai đó đang bị thoái hóa điểm vàng và họ dường như hoảng loạn, không thể nhìn rõ mặt của con cái mình thì tôi lại như có thêm động lực. Điều đó cho tôi rất nhiều năng lượng để tiếp tục công việc mình đang làm. Cuối cùng tôi đã thành công".

Bài học số 4: Đáp án đôi khi không phải là thứ bạn nghĩ

Sylvia Earle đã dành hàng thập kỷ để cố gắng tìm hiểu về đại dương theo một cách hoàn toàn mới. Cô mơ ước sẽ có một loại tàu ngầm có thể đưa các nhà khoa học đến nơi sâu nhất của đại dương để nghiên cứu. Vậy loại vật liệu nào có thể chịu được áp suất khủng khiếp của đại dương ở nơi sâu hàng ngàn dặm dưới đáy biển?

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Earle nói: “Đó có thể là thép, cũng có thể là titanium hoặc đôi khi là một phần sứ hoặc nhôm. Nhưng câu trả lời cuối cùng mà chúng tôi tìm ra lại là kính. Kính quả thực là một loại vật liệu siêu cấp”.

Theo tính toán của cô, một khối cầu bằng kính mỏng với độ dày chỉ từ 10 - 15cm là đủ để đảm bảo an toàn cho các nhà thám hiểm lặn xuống đáy đại dương.

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Theo Tony Lawson, kỹ sư điều hành tại dự án Tàu ngầm khám phá đại dương của Earle: "Kính là loại vật liệu phổ biến nhất và được con người biết đến đã từ rất lâu. Kính có cấu trúc phân tử phần nào giống với chất lỏng hơn là dạng xếp theo lưới mắt cáo hay được tìm thấy ở các chất khác. Chính vì vậy, khi bị dồn nén từ mọi phía với áp lực lớn như ở dưới đáy đại dương, các phân tử sẽ xích lại gần nhau hơn và làm cho kết cấu của nó trở nên bền chắc hơn”.

Bài học số 5: Đôi khi bạn cần may mắn song hành

Được xem là một trong những câu chuyện thành công nhất của lịch sử khám phá vũ trụ - bản kế hoạch được lên trong 20 năm đã kết thúc bằng việc tàu Philea đáp xuống Sao chổi 67P cách Trái đất 300 triệu dặm.

Theo Stephan Ulamec - quản lý dự án, thử thách lớn nhất ở đây là thiết kế tàu thăm dò làm sao để Philea có thể hạ cánh an toàn trên một bề mặt mà người ta chưa xác định được chính xác đó là gì.

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Ulamec chia sẻ: “Chúng tôi không biết gì về kích thước vật thể, múi giờ ngày và đêm, ảnh hưởng của nhiệt độ với thiết kế, hay cả vấn đề trọng lực, bề mặt vật thể trông thế nào để thiết kế lúc tàu hạ cánh”.

Tuy nhiên, dựa trên việc giả định rằng bề mặt Sao Chổi giống như một củ khoai tây mà tàu thăm dò có thể hạ cánh, các chuyên gia đã tạo ra một thiết kế có thể đương đầu với mọi loại thông số của cấu trúc bề mặt vật thể đó.

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Tuy vậy, mọi thứ không hoàn toàn diễn ra theo đúng kế hoạch - hai thập kỷ chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán từng chi tiết cho bản thiết kế có thể chỉ thất bại trong vài phút ngắn ngủi.

Mỏ neo của Philea đã không phóng ra theo như kế hoạch và bị bong mất trước khi tàu thăm dò đáp xuống bề mặt sao chổi và bắt đầu truyền tín hiệu về. Bởi vậy, các nhà khoa học cho rằng, yếu tố may mắn cũng đóng góp một phần không nhỏ trong thành công của những nghiên cứu.

Bài học số 6: Thiên tài là một định nghĩa mơ hồ

Nhiều người cho rằng, ai đó phát minh ra một ý tưởng mới lạ, độc đáo hay có sáng chế tuyệt vời là những thiên tài. Tuy nhiên theo tiến sĩ Sheila Nirenberg, thiên tài là một định nghĩa hoàn toàn mơ hồ. Bởi bên ngoài thế giới kia còn rất nhiều những thiên tài ẩn giấu khác mà chúng ta chưa khai phá.

6 bài học ai cũng cần cho cuộc sống từ giới khoa học

Kiến thức vô cùng sâu rộng và không ai có thể tự tin nói rằng: "tôi là thiên tài - tôi biết mọi điều trên thế giới này". Vì thế, bạn hãy cứ làm theo những gì bạn đam mê, khoa học bao la luôn rộng mở chào đón những "thiên tài".

Theo Trí Thức Trẻ, BBC
  • 52
  • 2.727