7 ngoại hành tinh kỳ lạ hơn cả phim khoa học viễn tưởng

  •   2,67
  • 4.755

Các ngoại hành tinh đã được phát hiện rất đa dạng về cả hình dạng và kích cỡ. Trong số đó có một số hành tinh có bề mặt rất kỳ lạ, thậm chí là đáng sợ giống như trong phim khoa học viễn tưởng.

Ngày 26 tháng 2 năm 2014, NASA đã công bố phát hiện 715 ngoại hành tinh - những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, quay quanh 305 hệ sao, đều được phát hiện bởi kính viễn vọng không gian Kepler. Cho tới nay, đã có tổng cộng 4000 ngoại hành tinh được xác nhận nhưng đó chỉ là một con số quá nhỏ so với vô vàn những hành tinh trong vũ trụ bao la đang chờ con người khám phá.

Kính thiên văn Kepler tìm kiếm các ngoại hành tinh bằng cách phát hiện phương thức vận chuyển của các hành tinh trong vũ trụ. Các nhà khoa học gọi hiện tượng một hành tinh đi qua trước một ngôi sao là quá cảnh.

Ngôi sao sẽ mờ đi một chút khi xảy ra hiện tượng quá cảnh, điều này giúp cho Kepler nhận ra sự thay đổi và có thể xác định được vật thể đang quay quanh nó có phải là một hành tinh hay không. Thậm chí, kính thiên văn này còn có khả năng đo được kích thước của vật thể, khoảng cách mà vật thể quay quanh và cả cấu tạo của nó.

Các ngoại hành tinh đã được phát hiện rất đa dạng về cả hình dạng và kích cỡ. Trong số đó có một số hành tinh có bề mặt rất kỳ lạ, thậm chí là đáng sợ giống như trong phim khoa học viễn tưởng.

Dưới đây là 7 ngoại hành tinh kỳ lạ nhất trong vũ trụ từng được phát hiện:

1. Hành tinh hồng Gj-504b

Hành tinh hồng Gj-504b

Hành tinh hồng Gj-504b có kích thước tương đương với sao Mộc, cách Trái Đất khoảng 57 năm ánh sáng. Gj-504b là hành tinh trẻ với tuổi đời vào khoảng 160 triệu năm, Trái Đất có tuổi đời hơn 4 tỷ năm. Ngoại hành tinh này có màu đỏ hồng rất bắt mắt và kỳ lạ.

2. Mưa thủy tinh trên Hd 189733b

Hành tinh Hd 189733b

Hd 189733b có kích thước lớn hơn sao Mộc một chút, cách hệ mặt trời khoảng 62 năm ánh sáng. Bầu khí quyển của Hd 189733b chủ yếu bao gồm các nguyên tử silicat khiến cho ngoại hành tinh này được bảo bọc bởi một màu xanh tuyệt đẹp. Tốc độ gió Hd 189733b có thể đạt tới 8690 km/h, nhiệt độ có thể lên tới hơn 900°C và đặc biệt là còn có cả mưa thủy tinh. Vì vậy, chắc chắn bạn sẽ không muốn đặt chân tới ngoại hành tinh xinh đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm này đâu.

3. Viên kim cương vĩnh cửu Cancri E

Hành tinh Cancri E

Hành tinh Cancri E, nằm trong chòm sao Cự Giải, lớn gấp 8 lần so với hành tinh của chúng ta. Ngoại hành tinh này cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hành tinh Cancri E được bảo phủ bởi một lượng kim cương khổng lồ bởi trên hành tinh này có nhiều carbon hơn Mặt Trời. Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên tới 2400°C.

4. Hành tinh hy vọng Gliese 581c

Hành tinh Gliese 581c

Gliese 581c chỉ cách hệ mặt trời 20 năm ánh sáng. Trên Gliese 581c có sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt, một bên nóng như thiêu đốt còn bên kia thì lại đóng băng. Nguyên nhân là do Gliese 581c quay quanh một ngôi sao với khoảng cách rất gần, 10,9 triệu km. Nhưng nếu con người muốn tìm một hành tinh mới để định cư thì Gliese 581c có thể là điểm đến tiếp theo bởi không chỉ có khoảng cách khá gần mà hành tinh này còn có một dải đất nhỏ có thể có nhiệt độ đủ thích hợp để duy trì sự sống về mặt lý thuyết.

5. Họ hàng của sao Thổ J1407b

Họ hàng của sao Thổ J1407b

J1407b được coi là người anh em họ hàng của Sao Thổ bởi nó cũng sở hữu vành đai lộng lẫy nhưng rộng gấp 200 lần so với các vành đai của Sao Thổ trong hệ Mặt Trời của chúng ta.

Nếu J1407b nằm ở vị trí của Sao Thổ thì các vành đai của hành tinh sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm với kích thước lớn hơn nhiều so với Mặt Trăng.

6. Công viên nước khổng lồ Gj 1214b

Hành tinh Gj 1214b

Ngoại hành tinh được coi như là một phiên bản lớn hơn và nóng hơn của Sao Mộc. Toàn bộ bề mặt của Gj 1214b là các đại dương, hoàn toàn không có bất kỳ vùng đất nào.

7. Hành tinh cổ xưa Psr B1620-26 B

Hành tinh cổ xưa Psr B1620-26 B

Psr B1620-26 B có tuổi thọ gần 13 tỷ năm, là hành tinh già đời nhất từng được biết đến trong vũ trụ (tuổi thọ của vũ trụ ước tính khoảng), cư trú tại một cụm hơn 100,000 ngôi sao bị đốt cháy. Chỉ 1 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, Psr B1620-26 B đã bắt đầu hình thành quỹ đạo quay quanh một ngôi sao khác giống Mặt Trời.

Cập nhật: 03/04/2019 Theo QTM
  • 2,67
  • 4.755