Những cỗ máy đồ sộ cục mịch này hoạt động không ngừng nghỉ như một dòng lưu thông huyết mạch với nền kinh tế hàng hóa của Mỹ. Đằng sau mỗi chiếc xe đầu kéo là những con số thống kê rất thú vị.
Xe đầu kéo, semi-truck, được coi là "những người khổng lồ" trên đường, xuất hiện với nhiều hình ảnh khác nhau. Nhưng có một điều không thể chối cãi rằng những chiếc xe đầu kéo đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Mỹ.
Nguồn gốc
Có khoảng 5,6 triệu xe bán rơmóc được phép hoạt động ở Mỹ, nhiều gấp 3 lần số lượng xe đầu kéo. Chính những chiếc rơmóc đó đã dẫn tới tên gọi xe đầu kéo, bởi xe rơmóc không có bánh trước và chỉ sử dụng được khi nối với xe tải.
Trọng lượng tối đa mà 1 chiếc xe đầu kéo ở Mỹ có thể chở được đó là 36 tấn.
Tài xế xe
1/3 trong số 1.900.000 xe xe đầu kéo hoạt động ở Mỹ đăng ký ở California, Florida và Texas. Có 3,2 triệu tài xế xe tải ở Mỹ nhưng có khoảng 90% công ty xe tải không có quá 6 xe tải.
Chở hàng
Trung bình, những chiếc xe đầu kéo đi khoảng 225 tỷ km mỗi năm ở Mỹ. 68% hàng hóa ở Mỹ được vận chuyển bằng xe đầu kéo. Hầu hết số hàng hóa đó là hàng nông nghiệp và vật liệu xây dựng.
Quãng đường
Xe đầu kéo chiếm 15% số lượng xe tải thương mại ở Mỹ. Quãng đường mà chúng di chuyển chiếm 42% quãng đường mà tổng các xe tải đi qua.
Trung bình, những chiếc xe đầu kéo đi khoảng 225 tỷ km mỗi năm ở Mỹ.
Tiêu thụ nhiên liệu
Năm 1973, những chiếc xe đầu kéo được ước tính cần 1L diesel để đi được 2,4km, con số hiện nay là 1L cho 2,7km. Tùy vào từng loại xe tiết kiệm nhiên liệu mà mức tiêu thụ nhiên liệu khác nhau, từ 70,6L/100km đến 535,5L/100km.
Trọng lượng
Trọng lượng tối đa mà 1 chiếc xe đầu kéo ở Mỹ có thể chở được đó là 36 tấn. Tuy nhiên ở Australia, xe đầu kéo có thể kéo theo 4 toa moóc với tổng trọng lượng có thể đạt 136 tấn.
Hãng xe được bán chạy nhất
Thương hiệu xe đầu kéo bán chạy nhất là Freightliner. Số lượng xe này được bán chiếm khoảng 1/3 trong số 190.000 xe đầu kéo được bán ra mỗi năm. Freightliner thuộc sở hữu của công ty Daimler Trucks tại Bắc Mỹ.
Thương hiệu xe đầu kéo được ưa chuộng thứ hai, thứ ba lần lượt là Navistar International và Paccar.
Thương hiệu xe đầu kéo bán chạy nhất là Freightliner.
Hệ thống chống bó cứng phanh
Hệ thống chống bó cứng phanh đã được yêu cầu phải lắp vào xe đầu kéo từ năm 1997, giúp cho bánh xe của phương tiện luôn quay và bám đường khi phanh, chống lại việc bánh xe bị trượt trên mặt đường, làm giảm đáng kể số lượng các vụ tai nạn.