9/11, châu Âu phóng tàu Venus Express lên sao Kim

  •  
  • 311

Lúc 4h33 (giờ Paris) hôm nay  9/11, tàu vũ trụ của châu Âu mang tên Venus Express sẽ rời khỏi trái để tới sao Kim, cùng thời điểm với tên lửa Soyouz-Fregat của Nga được phóng lên từ căn cứ Baïkonour (Kazakhstan).

Tàu Venus sẽ đáp xuống sao Kim vào tháng 4 năm 2006 và nghỉ chân tại đó 2 ngày tương đương với 16 tháng ở Trái đất. Mục tiêu của chuyến đi này của tàu Venus là khám phá những điều bí ẩn về khí hậu cũng như địa chất trên sao Kim.

Các nhà nghiên cứu đã biết được rằng nhiệt độ trên sao Kim vào khoảng 470 độ C, áp suất cao gấp 90 lần so với trái đất, lượng dioxyde carbone trong không khí rất cao, các đám mây chứa acide sulfurique dày đặc… Mặc dù đã có rất nhiều chương trình nghiên cứu về sao Kim, song vẫn còn rất nhiều bí ẩn của hành tinh này mà con người chưa khám phá ra. Sự thay đổi áp suất quá nhanh, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hoạt động núi lửa trên sao Kim là những điều mà các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu rõ.

Với khoản kinh phí khoảng 220 triệu euro, tàu vũ trụ Venus Express đã tạo bước tiến đầu tiên lên hành tinh được coi là anh em sinh đôi với trái đất của chúng ta. Số tiền tuy lớn nhưng so với nguồn ngân sách khổng lồ dành cho các các chương trình nghiên cứu về hệ mặt trời thì nó cũng không đáng kể. Trong quá trình chế tạo con tàu Venus, hãng hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã làm theo khẩu hiệu của cựu lãnh đạo NASA, Daniel Goldin: “Tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn”. Ông Marcello Coradini - đối tác trong nghiên cứu hệ mặt trời của ESA cho biết, năm 2003, ESA đã dồng ý chi 1 tỷ euro cho việc tái tạo công nghệ của tàu vũ trụ Rosetta. Ông cho biết thêm: “Với Venus Express, một kỷ lục đã được thiết lập bởi vì dự án đã hoàn thành chỉ trong 3 năm rưỡi”.

Tuy hai tàu vũ trụ được chế tạo theo công nghệ giống nhau nhưng Venus Express lại có thể đáp ứng được việc tiến đến gần mặt trời hơn. Đặc biệt, các bảng mặt trời của tàu được thiết kế theo một cách thức hoàn toàn mới và có các công cụ cách nhiệt. Có khoảng 7 công cụ đo từ trường và ước lượng sự rò rỉ áp suất trong không gian, 7 công cụ quan sát tia cực tím và đặc biệt là tia hồng ngoại.

Theo 24h
  • 311