Người xưa vẫn thường ví "Một nắm đậu đen tốt như thang thuốc bổ" là bởi loại hạt quen thuộc, giá bán chỉ vài chục ngàn 1kg này có thể trị rất nhiều bệnh.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), đậu đen được coi là một vị thuốc quý trong Đông y, có vị ngọt và tính mát. Đậu đen có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh như gan hư, mụn nhọt, bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), nước đậu đen là một loại nước uống dinh dưỡng nhưng khi dùng cần có những lưu ý nhất định.
Thứ nhất, không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, đậu đen thuộc vào nhóm thực phẩm có chứa nhiều phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Phytat nhiều có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa.
Không thể dùng nước đậu đen để thay thế cho nước uống hàng ngày.
Về y học cổ truyền, lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho hay đậu đen trong Đông y là vị thuốc có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt giải độc lợi tiểu.
Trong dân gian đậu đen được dùng để chữa một số chứng phong nhiệt nhức đầu, sốt nóng, sợ gió do thận gan yếu: Đau lưng, mỏi gối, bí đái, mụn nhọt, nở ngứa... Đậu đen còn được dùng nấu nước tẩm chế một số vị thuốc khác.
Người lớn trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón nên dùng nước đậu đen có tác dụng bổ gan thận. Người huyết áp cao suy nhược cơ thể dùng đậu đen cũng sẽ rất tốt. Người bị nóng trong phá nhiệt ra ngoài nên dùng đậu đen.
“Trong những ngày hè nóng bức có thể dùng nước đậu đen uống giải nhiệt rất tốt. Đi nắng về đang khát ra mồ hôi dùng nước đậu đen uống để hạ nhiệt dương có tác dụng giảm nhiệt cơ thể, giải cảm nắng. Đậu đen là loại hạt lành tính tuy nhiên không nên lạm dụng dùng đặc biệt là uống thay nước”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
“Trẻ nhỏ thường xuyên bị đái dầm do bàng quang hàn không nên cho trẻ uống nước đậu đen. Nếu uống nhiều sẽ làm cho trẻ đi tiểu nhiều hơn. Trẻ nhỏ thường xuyên đi phân lỏng, tiêu hóa kém tuyệt đối không dùng nước đậu đen”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Để tốt cho sức khỏe các chuyên gia khuyên nên dùng nước đậu đen như một thứ nước uống thưởng thức. Đối với người khỏe mạnh không có bệnh lý như đã kể trên ngày uống một ly là đủ. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng tuần 1-2 ly. Trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng nước đậu đen, trên một tuổi sử dụng với mức vừa phải.
Mặc dù nước đậu đen có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng không nên lạm dụng uống thay nước lọc vì có thể gây lạnh bụng và tiêu chảy. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) khuyên rằng trong quá trình chế biến đậu đen, nên chú ý một việc. Đó là rang hạt đậu đen trước khi nấu để giảm tính hàn của chúng. Sau khi mang đậu đi rửa sạch, để ráo nước, bạn hãy cho đậu lên chảo rang kỹ đến khi ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp. Tiếp đó cho đậu đen đã rang vào nồi để nấu thành nước.
Cơ thể đang bị cảm không nên sử dụng vì nước đậu đen.
Nước đậu đen là một thức uống có tính hàn, khi tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến lạnh bụng, dễ dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt, cơ thể đang bị cảm không nên sử dụng vì nước đậu đen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Để giảm tính hàn trong thực phẩm này, mọi người nên rang đậu đen trước khi chế biến.
Vì nước đậu đen có tác dụng lợi tiểu, những người bị thận yếu và mắc các bệnh về thận sẽ khiến thận bị quá tải và làm trầm trọng thêm các vấn đề.
Theo Đông y, đậu đen có tính mát nên không dùng trong các trường hợp hư hàn, mắc các vấn đề về tiêu hóa. Tốt nhất, sau khi khỏi bệnh, người dân nên sử dụng nước đậu đen để tăng sản sinh collagen, giảm cân, trắng da cũng như cải thiện sức khỏe toàn diện.
Ngoài ra, những người chân tay lạnh, sợ lạnh… cũng không nên sử dụng. Tiêu thụ nước đậu đen trong trường hợp này sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Uống nước đỗ đen thay cho nước lọc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ những chất bên trong cơ thể. Do vậy, người dùng nước đậu đen thay nước lọc có thể cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải. Tốt nhất nên dùng luân phiên, 2-3 lần/tuần. Khi nấu nước đậu đen cũng chỉ nên sử dụng lượng vừa phải; khoảng 20-40 g đậu đen nấu thành nước uống là thích hợp.
Sử dụng nước đỗ đen uống thuốc sẽ làm giảm các tác dụng của thuốc.
Theo các chuyên gia nhận định, nước đậu đen làm cản trở quá trình hấp thụ một số chất. Sử dụng nước đỗ đen uống thuốc sẽ làm giảm các tác dụng của thuốc. Trong một số trường hợp, nó còn gây ra phản ứng thuốc rất nguy hại.
Đậu đen cũng giống những các loại đậu khác chứa rất nhiều phytate. Chất này có thể làm giảm hấp thu một số khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi. Do vậy, những người phải bổ sung sắt, kẽm, canxi không nên dùng chung với nước đậu đen. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những thực phẩm có nhiều sắt, kẽm, canxi cũng không nên sử dụng chung với đậu đen để tránh làm giảm khả năng hấp thụ trên cơ thể.
Đặc biệt, không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, ngũ sâm… vì đây là những thực phẩm kỵ nhau.