10 bức ảnh thiên văn đi cùng năm tháng

Cùng với quá trình khám phá và chinh phục vũ trụ, chúng ta đã có được những hình ảnh tuyệt mỹ về vũ trụ huyền bí cũng như chính hành tinh Trái đất, nơi loài người đang cư ngụ.

Dưới đây là 10 bức ảnh đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử lĩnh vực thiên văn vũ trụ của loài người.

1. Bức hình đầu tiên chụp mặt trời, 1845

Sử dụng công nghệ tương đối mới cùng thời, hai nhà vật lý học người Pháp Louis Fizeau và Leon Foucault đã chụp thành công những bức ảnh về mặt trời đầu tiên vào ngày 2/4/1845. Bức ảnh đã lộ sáng trong thời gian 1/60 giây thể hiện một hình tròn khoảng 12 cm và những vệt đen rõ nét của nó (tức vệt đen trên mặt trời).

2. Bức ảnh đầu tiên về Trái đất từ Mặt trăng, 1966

Đây là bức ảnh đầu tiên về Trái đất được chụp tự động và truyền về từ vệ tinh Lunar 1 quay quanh Mặt trăng vào ngày 23/8/1966. Ở khoảng cách tầm 380.000km, cú chụp chỉ lấy hình được một nửa Trái đất, từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Mũi Hảo Vọng (châu Phi) và nửa đông bán cầu. Ra đời 3 năm trước khi con người có thể đặt chân lên mặt trăng, tấm hình đen trắng thô sơ này có lẽ là một trong những bức ảnh quan trọng nhất của lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại.

3. Bức ảnh màu đầu tiên “Trái đất mọc”, 1968

Năm 1968, tàu Apollo số 8 được phóng lên quĩ đạo Mặt trăng với nhiệm vụ duy nhất là ghi lại những bức hình có độ phân giải cao về cả hai phía bán cầu của Mặt trăng (phía đối diện và phía còn lại bên kia so với Trái đất). Trong khi đoàn du hành khảo sát nửa bên kia, vị trí của Mặt trăng luôn ở giữa con tàu và Trái đất.

Sau đó, khi tiến về nửa bên này, đoàn du hành bỗng sửng sốt được lần đầu tiên ngắm cảnh Trái đất đang lên trên mặt trăng, hệt như khi ta ngắm Mặt trăng lên từ dưới Trái đất. “Đứa con rơi” có tên “Trái đất mọc” được chụp ngay sau đó đã trở thành một bức hình nổi tiếng. Góc nhìn mới lần đầu tiên cho chúng ta thấy một hành tinh Trái đất mảnh dẻ và yếu ớt.

4. Hình ảnh dấu chân trên mặt trăng, 1969

Người đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng tuy là Armstrong song bức hình dấu chân đầu tiên trên mặt trăng, biểu tượng của bước tiến khổng lồ của nhân loại, thể hiện dấu chân của nhà du hành vũ trụ Buzz Aldrin. Aldrin đã tự chụp hình dấu chân chính mình trong chuyến thám hiểm mặt trăng của con tàu Apollo 11 năm 1969 do NASA thực hiện (cùng đoàn với Neil Armstrong).

5. Viên cẩm thạch màu xanh (Blue Marble), 1971

Bức ảnh nổi tiếng có tên Viên cẩm thạch màu xanh (Blue Marble) này là tấm hình đầu tiên thể hiện được toàn Trái đất. Các nhà du hành vũ trụ của tàu Apollo 17 đã chụp nó vào ngày 7/12/1971 khi họ rời quĩ đạo trái đất lên mặt trăng. Họ lợi dụng mặt trời sau lưng để lấy sáng hoàn hảo cho đúp chụp toàn hành tinh thân yêu.

6. Bức ảnh toàn bề mặt sao Hỏa đầu tiên, 1976

Ngay sau khi vệ tinh Viking 1 đặt chân lên sao Hỏa vào ngày 20/7/1976, Camera số 2 của nó đã ghi lại bức hình đầu tiên chụp bề mặt hành tinh này, đánh dấu thời đại mới trong việc thám hiểm hành tinh đỏ có địa chất tương tự trái đất. Bức ảnh có độ phân giải 300-degree này thể hiện vùng bình nguyên trũng và bằng phẳng ở bán cầu bắc ngôi sao có tên Chryse Planitia.

7. Bức ảnh màu đầu tiên về bề mặt sao Kim, 1982

Dù nhiệt độ bề mặt sao Kim lên đến 482 độ C và áp suất không khí cao gấp 92 lần áp suất trên bề mặt trái đất, nhưng con tàu con thoi Venera số 13 của Nga đã chụp được bức hình màu đầu tiên về bề mặt sa mạc của hành tinh xa thứ 2 trong hệ mặt trời vào ngày 3/1/1982.

8. Hình ảnh Trái đất đầu tiên từ sao Hỏa, 2003

Đây là bức hình đầu tiên về trái đất cùng mặt trăng lấy góc nhìn từ trên Sao hỏa được chụp vào ngày 8/5/2003 bởi chiếc Camera quan sát bên ngoài một vệ tinh khảo sát địa cầu Sao hỏa của NASA. Được chụp từ khoảng cách 139 triệu km so với Trái đất, hình ảnh lần đầu tiên phô bày một lát cắt về bán cầu tây của Trái đất cũng như thể hiện góc nhìn khoa học khách quan về địa cầu chúng ta đang sống.

9. Bức ảnh hành tinh ngoài hệ Mặt trời đầu tiên, 2004

Đài thiên văn Nam Âu đã chụp bức hình năm 2004 này cho thấy hình ảnh đầu tiên về hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Quả cầu hình tròn phía dưới bên trái là một hành tinh non (có cấu tạo tương tự như sao Mộc) quay quanh một ngôi sao lùn trắng mờ đã chết có kích thước nhỏ hơn mặt trời khoảng 42 lần. Chiếc máy ảnh hồng ngoại đã chụp những bức hình này ở khoảng cách 230 năm ánh sáng.

10. Bức ảnh vũ trụ có độ sâu trường ảnh lớn nhất, 2004

Trong 800 kiểu ảnh được chụp sau 400 vòng quay quanh qũy đạo Trái đất từ tháng 9/2003 đến tháng 1/2004 của kính viễn vọng quan sát vũ trụ Hubble, bức hình thể hiện ngân hà lốm đốm này là bức hình có độ sâu Trường ảnh lớn nhất về vũ trụ đã từng được chụp. Gần 10000 ngân hà có mặt trong bức ảnh này. Nó được phong tên là Bức Hubble siêu sâu trường ảnh. Các nhà khoa học đã ví như thể họ đang nhìn qua một ống hút dài 2,4 m để có thể thấy tận lõi sâu của vũ trụ.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video