10 câu chuyện khoa học ít biết đến nhất trong năm.

Bữa tối của phi hành gia Châu Âu.

Bên cạnh những bước tiến vượt bậc của các ngành khoa học mũi nhọn, cũng có những công trình được công bố nhưng rất ít người quan tâm. Trong số 330 câu chuyện về các nhà khoa học, 10 câu chuyện sau là những vui , nhưng ít được mọi người biết đến nhất trong năm 2005. 

1. Nếu bạn may mắn được là thành viên trong phi hành đoàn của trạm không gian Châu Âu sắp tới, trong một nhiệm vụ dài ngày, bạn sẽ có thể chọn một trong 11 món ăn cho bữa tối, đại loại như "Bánh mì (theo kiểu sao Hỏa) và mứt cà chua xanh", "bánh ngọt làm từ khoai tây và cà chua" (ngày 15-6)

Ong mật có khả năng tìm mìn

2. Những con ong tìm mìn: trên thế giới, mỗi năm qua đi, có thêm 15.000 bị chết vì mìn chôn dưới đất (hậu quả của chiến tranh). Với tốc độ gỡ bỏ như hiện nay, thì ít nhất phải 450 năm nữa, chúng ta mới gỡ được tất cả mìn ẩn kín trong đất từ những vùng đất đã được biết đến, chưa nói đến những vùng không xác định được. Bởi vậy, các nhà khoa học ở các trường đại học ở Mỹ đang tìm cách để huấn luyện cho những chú ong định vị được nơi có mìn trong đất thông qua nhận diện mùi. (17-8)

Robo bánh vuông

3. Robot với những bánh xe vuông: Trong lịch sử phát triển, con người đã đi từ những bánh xe vuông để đến bánh xe tròn. Và ngày nay, lẽ nào Robot cũng như vậy. Từ một ý tưởng cho rằng một hệ gồm bánh xe vuông, một công ty đã sản xuất robot với những bánh xe vuông nhằm giữ cân bằng cho robot nhờ trọng lực.(5-12)

4. Bướm chúa bay không lạc đường: Bướm chúa (Monarch) được biết đến nhờ vào những  chuyến di cư dài giữa Canada và Mexico hằng năm mà không hề bị lạc đường trên suốt 3000 km. Bí mật là: trong mắt của chúng có một thiết bị thu nhận tia tử ngoại,chính thiết bị này cho chúng khả năng định hướng. (22-8)

5. Điều khiển tốc độ ánh sáng: Các nhà khoa học tại trường Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne (Thụy Sĩ) công bố rằng, ánh sáng có thể đi nhanh hơn ánh sáng. Họ công bố rằng, nhờ một loại kính đặc biệc,

Sợi mì Spaghetti khô khi sắp gãy

họ có thể làm cho ánh sáng đi chậm lại chỉ ở mức 71.000 km/s, hoặc cũng có thể đưa ánh sáng vượt vận tốc 300.000 km/s nhờ vào một môi trường cực kỳ đặc biệt. Những tưởng điều này sẽ gây chấn động giới khoa học, nào ngờ... (20-8)

6. Tại sao sợi mì Spaghetti không thể đứt làm hai?: Các nhà khoa học Pháp đã khám phá ra rằng, tại sao các sợi mì spaghetti chưa nấu chín chỉ có thể đứt làm 3, 5, 7 hoặc thậm chí là 10 đoạn nhỏ, tuy nhiên rất ít khi bị đứt thành hai phần. Nguyên nhân là do những bước lượn sóng đặc thù của ống mì tại các chỗ cong. Họ cho rằng, phát hiện này không không hề tầm thường vì có thể ứng dụng để nâng cao tính ổn định của các công trình. (11-9)

7. Trữ khí Carbonic trong đại dương: một trong những phương pháp để giảm ô nhiễm không khí là hóa lỏng nó và trữ nó trong một môi trường khác như là đại dương chẳng hạn. Nhưng khó khăn là phải bơm chất lỏng Carbonic này vào biển ở độ sâu từ 800 - 3000 m để đề phòng khí Carbonic có thể trở lại bầu khí quyển. Đúng là một ý tưởng thuộc dạng hết sức điên rồ, khi cho rằng cá không cần thở như con người.(4-11)

Tàu hỏa chạy bằng Biogas

8. Tàu hỏa chạy bằng Biogas: Chiếc xe lửa đầu tiên chạy bằng Biogas từ phân bò đầu tiên trên thế giới được giới thiệu ở Thụy Điển. Nó có thể chuyên chở 60 hành khách trên chỉ 1 toa và có thể chạy 600 km đường với tốc độ tối đa đạt 130 km/h. Dù sao đi nữa, cũng hơn xa tàu hỏa của Việt Nam về tốc độ và giá cả. (27-10)

9. Chiếc gối là một vật có hại cho sức khỏe của chúng ta: Không có điều gì phải ngạc nhiên, khi biết rằng, chiếc gối thân yêu là một môi trường phát triển cực kỳ tốt cho nấm. Theo một công trình nghiên cứu suốt 70 năm ròng rã của một nhóm các nhà khoa học của đại học Manchester-Anh, những tế bào nấm trong gối có khả năng gây dịch bệnh, kể cả cái chết cho bạn. (15-10)

10. Phương trình toán học cho các quá trình của sự sống: Có thể biết đến dưới cái tên, định luật tỷ lệ theo lũy thừa 1/4, có thể giải thích quá trình trao đổi chất của động vật. Ví dụ, mức độ trao đổi chất của động vật tỷ lệ với khối lượng của chúng theo lũy thừa 3/4. Và luật 3/4 này đúng cho hết mọi sinh vật từ vi sinh cho đến cá voi.  (21-2)

Đôi khi, những nghiên cứu khoa học xem có vẻ rất điên rồ, rất lãng nhách lại có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta.

Cập nhật: 25/11/2024 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video