Triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa thường biểu hiện khá rõ lúc cuối thu - đầu đông, và mờ nhạt dần khi xuân gõ cửa.
Một ngày mùa thu ngắn ngủi, chợt đến rồi chợt đi, nhưng cũng đủ để lại trong ta biết bao dư vị về cuộc sống muôn màu, vấn vương những xúc cảm ngọt ngào. Cái nắng thu nhạt dần cũng đủ nhuốm màu tâm trạng ai đó, chất chứa những suy tư, nhưng lại thật trầm trọng khi thu đến lại dễ khiến người ta rơi vào trạng thái trầm cảm theo mùa (SAD). Vì vậy, cùng tìm hiểu xem chứng trầm cảm theo mùa là như thế nào.
Ta yêu chút se lạnh của gió mùa thu, cũng đồng nghĩa ta ghét cái buồn man mác lúc chiều tà. Đó có phải chứng trầm cảm theo mùa - loại trầm cảm do thay đổi ánh sáng mỗi mùa một khác. Triệu chứng của bệnh thường biểu hiện khá rõ lúc cuối thu - đầu đông và mờ nhạt dần khi xuân gõ cửa.
Tuy vậy, lại có một số ít người bị SAD vào mùa xuân, mùa hè. Dù SAD mùa nào, bạn đều có những triệu chứng như mất tập trung, thiếu năng lượng, buồn bã, tuyệt vọng, thèm ngủ, thay đổi khẩu vị, cân nặng. Rất may, bệnh trầm cảm theo mùa có thể khắc phục được.
Khi thu đến lại dễ khiến người ta rơi vào trạng thái trầm cảm theo mùa.
Có nhiều cách điều trị trầm cảm theo mùa đơn giản như liệu pháp ánh sáng, tâm lý trị liệu, dùng thuốc, thay đổi cách sống.
Nghiên cứu cho thấy SAD liên quan đến vấn đề di truyền ở mắt khiến bệnh nhân mẫn cảm với ánh sáng. Một nguyên nhân khác với tỷ lệ cao là mắc SAD do vấn đề về giấc ngủ. Trầm cảm theo mùa xảy ra phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 18-30.
Chứng trầm cảm trong mùa đông
Biểu hiện của SAD thường bắt đầu từ cuối tháng 9, hoặc tháng 10, mùa đông càng trầm trọng hơn. Nếu bạn ít tập thể dục thời điểm này thì bạn cố gắng thường xuyên vận động để tránh bị trầm cảm cùng một số vấn đề liên quan như tăng cân.
Phụ nữ có nguy cơ cao bị trầm cảm hơn nam giới
Có khoảng 1/3 bệnh nhân kèm thêm biểu hiện rối loạn tâm trạng, và tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới 4 lần. Tuy nhiên, một số tài liệu lại chỉ ra rằng mức độ bệnh của nam giới lại nặng hơn nữ giới.
Có khoảng 1/3 bệnh nhân kèm thêm biểu hiện rối loạn tâm trạng.
Cần được chẩn đoán kịp thời
Hãy hỏi người thân, bạn bè xem họ thấy những hành vi của bạn từng mùa biểu hiện như thế nào. Chúng ta cần đi khám để có chuẩn đoán kịp thời. Để biết chính xác một ai đó bị SAD hay không, cần theo dõi hành vi của họ trong 2 năm liên tiếp. Điều quan trọng là cần nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, và có sự giúp đỡ.
Cần có niềm tin
Người mắc SAD thường lo âu vào mùa thu, mùa đông. Thậm chí, tình trạng bệnh còn tồi tệ hơn trong vài năm. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được, quan trọng là bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình, thì bạn sẽ thấy thể trạng tốt hơn, cũng như khả năng kiểm soát bệnh cao hơn.
SAD tăng lượng carbs
Người bị SAD thường có những thay đổi về khẩu vị, và ăn không ngon miệng. Nhưng chính cảm giác thèm ăn, đặc biệt các đồ ăn chứa carbs lại ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng, và việc giảm cân của họ.
Người bị SAD thường có những thay đổi về khẩu vị.
Ăn những đồ ăn lành mạnh
Dù muốn ăn nhiều món nhưng bạn chỉ nên nạp những món chứa carbs lành mạnh để tăng cường serotonin. Axit béo omega-3 có trong rau bina, quả óc chó, cá béo cũng tăng nồng độ hooc môn hạnh phúc. Lý do vì sao nên bổ sung lượng vitamin D tốt cho người bị SAD không rõ ràng nhưng dưỡng chất trong sữa, trứng, cá hồi, cá ngừ cũng rất tốt.
SAD có thể tăng cân
Có những người tăng hay giảm cân cũng theo mùa, dù họ không mắc SAD. Đây là lý do vì sao nhiều người thích các món canh với bánh mì, mì ống, phô mai mùa thu, mùa đông. Hãy xem những triệu chứng về sức khỏe tinh thần để biết mình có biểu hiện nào của bệnh hay không.
Tận hưởng ánh sáng mặt trời
Quang trị liệu là phương pháp hữu hiệu trong điều trị SAD, nhưng đi bộ ngoài trời cũng rất hiệu quả. Một số ý kiến đứng giữa hai phương pháp trên lại cho rằng buổi sáng là thời điểm tốt nhất để cơ thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời.
Nếu căn nhà bạn không đủ ánh sáng, bạn nên tìm cách để ánh sáng chiếu qua cửa sổ giúp ngôi nhà bạn có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Vậy, nên có một căn phòng tràn ngập ánh mặt trời - căn phòng ánh sáng cho những ngày đông u tối.
Quang trị liệu là phương pháp hữu hiệu trong điều trị SAD.
Tập thể dục
Giống như hấp thu ánh sáng, tập thể dục - chạy, đi bộ hay yoga - khoảng 10-15 phút/ngày đều rất tốt. Quan trọng là bạn chọn môn nào bạn thích, phù hợp và phải hiệu quả. Đồng thời, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khi tập luyện.
Khó giải tỏa những căng thẳng
Với người mắc SAD, việc đối phó với mệt mỏi, căng thẳng càng khó khăn hơn. Thêm nữa, khi mệt mỏi, chúng ta thường muốn ăn những đồ ăn giúp cơ thể thoải mái hơn, điều này dễ dẫn đến tình trạng tăng cân.