10 loài chân đốt "quái đản" trong tự nhiên

Chân đốt là loài chiếm tới 80% “dân cư” động vật trên thế giới, vì vậy việc chúng có những loài kỳ quái không phải là điều gì đáng ngạc nhiên.


Charidotella sexpunctata là một loài bọ rùa vàng có khả năng biến đổi hình dạng tùy vào môi trường bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể. Loài côn trùng này có kích cỡ vô cùng nhỏ bé, từ 5-7mm. Bọ rùa vàng còn có khả năng thay đổi màu sắc và hình dạng, từ vàng sang đỏ với các chấm đen. Đây là giống côn trùng phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ.

Một khi những con bọ cánh cứng bị cô lập khỏi môi trường sống tự nhiên, chúng nhanh chóng mất đi màu sắc vốn có và chuyển sang màu nâu bùn. Hiện tượng này được lý giải dựa trên kết cấu vỏ ngoài của chúng, vỏ bọ cánh cứng rùa vàng được phủ một lớp chất lỏng tạo thành từ những giọt sương trên lá, nó làm cho chúng ta dễ có ảo giác rằng loài côn trùng này có màu vàng.
Ấu trùng bọ cánh cứng có một lớp vỏ tối màu với nhiều gai nhọn, điểm độc đáo của chúng là khả năng lột da để gia tăng kích thước. Chúng sẽ tự tạo ra một lớp vỏ bằng chất thải của chính mình để tự bảo vệ mình trước kẻ thù trong tự nhiên. Khi bị làm phiền, chúng sẽ lật mở lá chắn để tấn công các loài săn mồi.


Tiger Beetle là một loài bọ nổi tiếng bởi tập quán hiếu chiến và khả năng chạy siêu nhanh, khoảng 9km/h, nếu tính tới chiều dài cơ thể nó, thì tốc độ này tương đương với 770km/h ở người. Với tốc độ và bộ hàm lớn, siêu khỏe, thức ăn chính của chúng là các loài côn trùng nhỏ và nhện. Chúng sống chủ yếu ở vùng Indo-Malay.


Các loài sâu bướm Megalopyge opercularis có nhiều tên chung, bao gồm bướm flannel miền nam, bướm âm hộ, sâu bướm đuôi sóc. Ấu trùng và con bướm có hình dạng đặc biệt. Ấu trùng dài một inch được bọc rộng rãi trong lớp lông dài, cứng như tóc, đặc tính mà có lẽ đã cho nó cái tên "đuôi sóc". Nó phân bố khắp phía nam Hoa Kỳ, Mexico, và một phần Trung Mỹ. Nếu con người đụng phải lông con sâu bướm sẽ bị ngứa da. Con sâu bướm bị xem là loài độc.


Rệp gai là loài có độ đa dạng sinh học rất cao. Các phân loài được phân biệt dựa vào chiếc gai sau lưng chúng. Chiếc gai này chính là vũ khí bảo vệ rệp gai khỏi kẻ thù. Chúng sống chủ yếu ở Florida, Mỹ, Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ. Cơ thể loài này có thể dài 10mm.


Bọ cạp bay sống chủ yếu ở vùng tây Âu và ăn các con côn trùng chết, mật hoa và hoa quả thối rữa. Bộ phận gần giống đuôi bọ cạp thực chất là dương vật của con đực. Con cái chọn bạn tình dựa vào món quà mà con đực đem tặng, có thể là một con côn trùng, hoặc nước bọt. Loài này tuy trông dữ dằn nhưng lại vô hại.


Cymothoa exigua (Rệp ăn lưỡi) là một loài chân đều trong họ Cymothoidae. Đây là loài ký sinh cá. Chúng đi vào mang cá, bám vào cuống lưỡi và sau đó chính nó trở thành lưỡi vật chủ và cá có thể sử dụng nó như cái lưỡi thật sự đổi lại việc nó hút máu và chất nhầy của cá. Loài này không gây hại gì khác cho cá. Đây là trường hợp duy nhất được biết đến về một loại ký sinh có thể thay thế và đảm nhiệm chức năng của một bộ phận sinh học trong vật chủ.


Bọ hươu cao cổ là một loài bọ cánh cứng trong họ Attelabidae. Chúng sống chủ yếu ở đảo Madagascar. Được phát hiện năm 2008 và có thể dài tới 25mm. Đặc điểm cả loài này là toàn thân màu đen, với đôi cánh đỏ. Chiếc cổ dài như của hươu cao cổ giúp chúng trong các cuộc chiến và xây tổ. Cổ của con đực có thể dài gấp 3 lần cổ của con cái.


Harpaphe haydeniana hay động vật nhiều chân, được coi là nhà hóa học trong thế giới côn trùng. Chúng sản xuất ra hydro Xyanua để bắt mồi và để bảo vệ bản thân. Chúng sống chủ yếu ở vùng Băc Mỹ, từ California tới Columbia. Chiều dài của loài này đạt tới 5cm.


Bọ nước khổng lồ sống chủ yếu ở Tây Á, Australia và châu Mỹ. Chúng là một trong những loài bọ lớn nhất thế giới, với chiều dài cơ thể lên tới 19cm. Đặc biệt, thức ăn của loài này là cá nhỏ và động vật lưỡng cư. Chúng thậm chí ăn cả rắn và rùa. Khi gặp con mồi, loài này phóng ra một chất tiêu hóa cực mạnh, khiến nội tạng của con mồi bị biến thành dạng lỏng, dễ dàng cho việc tiêu hóa. Chúng là một trong những loài côn trùng cắn đau nhất trên thế giới.


Bọ sát thủ có một kỹ thuật bắt mồi độc đáo: chúng thường tự làm mình mắc vào bẫy nhện, kéo dây tơ, giả vờ như mình là một con mồi bị sa bẫy. Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm tê cứng con mồi, rồi biến con nhện thành một loại chất lỏng để uống. Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm tê cứng con mồi. Nọc độc đó cũng là một chất dịch tiêu hóa, biến con nhện thành một loại chất lỏng, giúp bọ sát thủ ăn dễ dàng hơn. Sau khi tiêu hóa con mồi, chúng sẽ sử dụng xác con mồi khoác lên người, tạo thành một loại áo giáp làm cho kẻ thù hoang mang và bị nhầm lẫn. Loài côn trùng sát thủ này có khá nhiều con mồi trong tự nhiên và thậm chí chúng còn tấn công cả dơi.

Cập nhật: 25/02/2020 Theo Kien Thuc/kenh14
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video