10% nguy cơ rác vũ trụ rơi trúng đầu người, tỉ lệ nhỏ nhưng nguy hiểm

Tuy khả năng phân chim rơi trúng đầu bạn còn cao hơn nguy cơ rác vũ trụ rơi xuống, nhưng không phải không thể xảy ra, thậm chí đã có các trường hợp bị thương và thiệt hại về tài sản vì rác vũ trụ.

Khi con người ngày càng phóng nhiều vệ tinh, tên lửa và tàu thăm dò vào không gian, chúng ta càng dễ gặp nhiều nguy hiểm hơn từ rác vũ trụ.


Mỗi phút mỗi ngày, các mảnh vỡ từ không gian luôn đi vào bầu khí quyển Trái đất.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Astronomy mới đây, đã ước tính khả năng một người bị bộ phận tên lửa rơi trúng trong vòng 10 năm tới.

Mỗi phút mỗi ngày, các mảnh vỡ từ không gian luôn đi vào bầu khí quyển Trái đất. Đó là một mối nguy hiểm mà chúng ta hầu như không biết. Các hạt siêu nhỏ từ các tiểu hành tinh, sao chổi xuyên qua bầu khí quyển và rơi xuống bề mặt Trái đất theo cách mà chúng ta không ngờ tới. Nó cũng tạo thêm khoảng 40.000 tấn bụi mỗi năm.

Nhưng vấn đề với con người chính là rác vũ trụ, những mảnh vụn từ các vệ tinh, tên lửa sau khi hết nhiệm vụ có thể rơi trở lại bầu khí quyển. Chúng cũng có thể bị vỡ do va chạm với các tiểu hành tinh hoặc thiên thạch. Đây đều là những vật thể lớn và nằm rất gần với bầu khí quyển Trái đất, nên đôi khi không thể bị phá hủy hoàn toàn do ma sát lúc rơi xuống.

Sử dụng mô hình toán học về độ nghiêng và quỹ đạo của các bộ phận tên lửa trong không gian, mật độ của chúng, dữ liệu vệ tinh có giá trị 30 năm, các tác giả đã ước tính vị trí các mảnh vỡ tên lửa và các mảnh rác không gian khác hạ cánh khi chúng rơi trở lại Trái đất .

Nghiên cứu ước tính thân tên lửa có khả năng sẽ rơi xuống ở vĩ độ thuộc Jakarta ở Indonesia, Dhaka ở Bangladesh, hoặc Lagos ở Nigeria cao hơn khoảng ba lần so với New York ở Mỹ, Bắc Kinh ở Trung Quốc hoặc Matx-cơ-va ở Nga.


Các mảnh vỡ từ vệ tinh và tên lửa có thể gây hại trên bề mặt Trái đất là không đáng kể.

Các tác giả cũng tính toán "kỳ vọng về thương vong", tức nguy cơ đối với tính mạng con người trong thập kỷ tới do kết quả của việc tái sử dụng tên lửa không được kiểm soát. Giả sử mỗi lần rơi trở lại Trái đất, các mảnh vụn lại làm phát tán các mảnh vỡ có thể gây chết người trên diện tích 10m2 thì trung bình có 10% khả năng xảy ra một hoặc nhiều vụ thương vong trong thập kỷ tới.

Cho đến nay, khả năng các mảnh vỡ từ vệ tinh và tên lửa có thể gây hại trên bề mặt Trái đất (hoặc trong khí quyển đối với giao thông hàng không) là không đáng kể.

Nhưng khi số lượng các công ty vũ trụ tham gia kinh doanh và phóng tên lửa ngày càng tăng, rất có thể số vụ tai nạn do rác vũ trụ sẽ tăng lên, cả trong không gian và trên Trái đất. Ví dụ rõ nhất chính là số vụ rơi mảnh vỡ sau vụ phóng tên lửa Trường Chinh 5B xuống các địa điểm có người sinh sống sẽ tăng lên.

Nghiên cứu cảnh báo con số 10% là một ước tính thận trọng.

Con người có biện pháp nào để phòng tránh không?

Có một loạt công nghệ giúp con người kiểm soát sự tái xâm nhập của các mảnh vỡ nhưng chúng rất tốn kém. Ví dụ, tàu vũ trụ có thể "thụ động hóa", theo đó năng lượng không sử dụng (chẳng hạn như nhiên liệu hoặc pin) sẽ được sử dụng thay vì được lưu trữ khi thời gian tồn tại của tàu vũ trụ đã kết thúc.

Việc lựa chọn quỹ đạo cho vệ tinh cũng có thể làm giảm cơ hội sinh ra các mảnh vỡ. Một vệ tinh không còn tồn tại có thể được lập trình để di chuyển vào quỹ đạo thấp của Trái đất và sẽ bốc cháy trước khi rơi xuống bề mặt.

Ngoài ra còn có những nỗ lực phóng tên lửa tái sử dụng, ví dụ như SpaceX đã được chứng minh thành công và an toàn. Blue Origin cũng đang phát triển. Chúng tạo ra ít mảnh vỡ hơn rất nhiều, mặc dù sẽ có một số mảnh vụn từ sơn và kim loại khi chúng quay trở lại Trái đất.


Tên lửa tái sử dụng tạo ra ít mảnh vỡ hơn rất nhiều

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang lên kế hoạch cho một sứ mệnh cố gắng thu giữ và loại bỏ các mảnh vỡ không gian bằng một robot đặc biệt. Liên Hợp Quốc thông qua Văn phòng các vấn đề ngoài không gian đã ban hành bộ Hướng dẫn giảm thiểu mảnh vỡ vũ trụ vào năm 2010 và đã được bổ sung vào năm 2018.

Tuy nhiên đây là các hướng dẫn, không phải luật quốc tế và không đưa ra chi tiết cụ thể cách thức thực hiện hoặc kiểm soát các hoạt động giảm thiểu.

Nhóm nghiên cứu mặt khác đưa ra lập luận rằng, chỉ bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất và lên kế hoạch chỉnh chu hơn cho các sứ mệnh sẽ giúp giảm tỷ lệ rơi không kiểm soát. Trên hết cần có một giải pháp chung áp dụng cho mọi quốc gia để kiểm soát hoạt động phóng lại thân tên lửa.

Trong 5 năm nữa, sẽ là 70 năm kể từ ngày phóng vệ tinh đầu tiên vào vũ trụ. Một lễ kỷ niệm tuyệt vời nếu có thể đánh dấu bằng một hiệp ước quốc tế bắt buộc việc kiểm soát các mảnh vỡ không gian và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn. Tất nhiên mọi quốc gia sẽ được hưởng lợi từ sự an toàn từ một hiệp ước như vậy.

Cập nhật: 14/08/2022 VNReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video