10 phần mềm diệt virus hàng đầu

Tạp chí PCWorld Mỹ đã tiến hành thử nghiệm, đánh giá và xếp hạng 10 chương trình diệt virus mới nhất năm 2006.

Nhóm thử nghiệm đã đánh giá và xếp hạng các phần mềm diệt virus này dựa theo khả năng phát hiện và tiêu diệt virus, giao diện đồ hoạ, giá cả và sự hỗ trợ kĩ thuật. Trong thử nghiệm quét virus, có 2 vòng kiểm tra là heuristic test: có sử dụng các mẫu virus trong thực tế và zoo test: sử dụng các mẫu virus do nhóm thử nghiệm tự tạo. Dưới đây là danh sách những phần mềm diệt virus hàng đầu được xếp hạng theo thứ tự trên xuống.

1. BitDefender 9 Standard

BitDefender 9 Standard không đắt, dễ sử dụng, tiêu diệt virus, sâu và trojan... hiệu quả và được tạp chí PC World bình chọn là phần mềm diệt virus tốt nhất.

Đạt hiệu năng cao nhất, BitDefender 9 đạt được điểm số tốt nhất trong khi thử nghiệm virus thực tế (heuristics tests). Phát hiện được 43% số sâu và 57% các chương trình cửa sau (backdoor). Phần mềm cũng cũng đạt điểm cao nhất với những mẫu virus do nhóm thử nghiệm tạo ra (zoo test), với 93% phát hiện được sâu, các chương trình cửa sau, và trojan.
Giao diện của Bit Defender đơn giản và gọn gàng. Thẻ General Information đưa ra những thông tin cơ bản về lần quét hệ thống cuối cùng và các bản cập nhật phần mềm. Những thông tin thời gian thực nằm ở trong thẻ Antivirus and Update, bạn có thể truy cập ở bên trái của màn hình.

2. McAfee VirusScan 2006

McAfee VirusScan 2006 đem lại khả năng quét virus tốt với giá chấp nhận được. McAfee VirusScan 2006 đứng thứ 2/10 bởi sự ổn định và không gây ra lỗi trong bất cứ trường hợp nào. Phần mềm này đứng thứ 4 về khả năng quét virus, làm việc rất tốt trong thử nghiệm virus thực tế, và đứng thứ 3 về tốc độ quét và đứng thứ 6 về phát hiện các phần mềm độc hại trong thử nghiệm zoo test.

Phần mềm có giao diện đơn giản, qua một giao diện trung tâm duy nhất. Tuy nhiên, giao diện này lại có xu hướng mời chào, khuyến khích sử dụng thêm các sản phẩm khác của McAfee, điều này có thể gây ra bực mình đối với người sử dụng chỉ muốn sử dụng duy nhất VirusScan. Hơn nữa, hỗ trợ kĩ thuật qua điện thoại của McAfee cũng khá đắt, 3 USD/ phút.

McAfee VirusScan có khả năng quét virus tốt và tính năng mạnh, nhưng chỉ với 15 phút gọi điện thoại hỗ trợ kĩ thuật bạn đã đủ tiền để mua bản quyền của phần mềm này!

3.Kaspersky Anti-Virus Personal 5.0

Giao diện của Kaspersky Anti-Virus Personal 5.0 không thân thiện và có phần rắc rối, nhưng khả năng phát hiện và diệt virus rất tốt.

Kaspersky là sản phẩm duy nhất trong 10 sản phẩm thử nghiệm có thể phát hiện tới hơn 99% các chương trình cửa sau (backdoor), virus, trojan. Phần mềm này cũng đưa ra những bản cập nhật nhanh nhất những mẫu virus, và các lỗ hổng bảo mật. Trong thời gian thử nghiệm, Kaspersky Lab đã tung ra những bản cập nhật chỉ sau 2 giờ ngay sau khi phát hiện được những lỗ hổng bảo mật. Kaspersky đứng thứ 4 trong thử nghiệm heuristic test.

4. F-Secure Anti-Virus 2006

F-Secure Anti-Virus 2006 là sản phẩm tốt cung cấp phương tiện phát hiện và công cụ loại bỏ virus, sâu và trojan. Tuy nhiên, giao diện người dùng cũng cần được chú trọng hơn.

F-Secure Anti-Virus 2006 đứng thứ 4/10 sản phẩm với khả năng phát hiện tới 98% các sâu (backdoor), 99% các bots và 96% trojan... Trong thử nghiệm heristic test, sản phẩm này đứng thứ 3 với 35% sâu và 55% các backdoor.

Mặc dù hiệu năng cao nhưng giao diện lại quá đơn giản. Chỉ cần nhấn chuột vào nút Virus&Spy Protection ở bên trái của cửa sổ chính, các cấu hình và những tuỳ chọn sẽ được mở rộng ra. Tuy nhiên, F-Secure Anti-Virus 2006 có giao diện không thực sự đa dạng và hấp dẫn nhưng chính sự đơn giản này giúp người sử dụng dễ thao tác.

5. Norton Antivirus 2006

Norton Antivirus 2006 cung cấp giao diện tốt, thân thiện, nhưng sản phẩm chỉ đứng thứ 5 về mặt hiệu năng.

Trong khi tiến hành thử nghiệm, Norton AntiVirus chỉ đứng thứ 6 về khả năng quét virus. Trong khi đó lại được tiến hành thử nghiệm trong zoo test chỉ đạt kết qủa trung bình.

Phần mềm này cũng bao gồm cả cơ cấu chống phần mềm gián điệp (spyware), cung cấp các tính năng mà hầu hết các sản phẩm diệt virus khác không có, chẳng hạn: khả năng quét các tin nhắn. Nếu bảo vệ PC chống lại spyware, adware và những loại hình tấn công khác thì phần mềm này là lựa chọn tốt. Với giá 40 USD là vừa phải mặc dù mức giá này sẽ không bao gồm hỗ trợ qua điện thoại.

Norton Antivirus khởi động và chạy rất dễ dàng , hoạt động khá tốt và cung cấp những cảnh báo pop-up hữu ích. Symantec cung cấp cảnh báo xác định những mối đe doạ, cho phép người sử dụng biết được những hoạt động mà họ cần phải thực hiện. Nếu người sử dụng muốn có thêm nhiều thông tin hơn, họ có thể nhấn vào liên kết bên dưới để xem chi tiết thông tin về cảnh báo tại trang chủ của Symantec.

6. Panda Titanium 2006

Panda Titanium 2006 kết hợp cả 2 phần mềm chống virus và chống spyware. Kết quả quét virus chỉ đạt ở mức trung bình, và thiếu những công cụ cơ bản như khả năng quét theo lịch. Hơn nữa, giá của sản phẩm tương đối đắt 50 USD, người sử dụng có thể tìm được chương trình diệt virus tốt hơn mà giá cả lại rẻ hơn. Sản phẩm này có sự khác biệt nhỏ so với Panda Platinum 2006 Internet Security là sản phẩm này không tích hợp tường lửa.

Panda Titanium 2006 xếp hạng 5/10 trong số các phần mềm quét virus, và xếp thứ 7/10 trong phát hiện và tiêu diệt virus. Tuy nhiên, tốc độ quét của chương trình thật đáng nể chỉ mất 1 phút 46 giây, nhanh nhất so với các sản phẩm khác.

7. AntiVir Personal Edition Classic 6.32

AntiVir là phần mềm diệt virus miễn phí, nhưng khi so sánh với những chương trình diệt virus khác thì AntiVir chỉ ở mức trung bình.

AntiVir cung cấp giao diện người dùng gọn gàng và dễ sử dụng. Tuy nhiên, AntiVir cũng thiếu một số tính năng như: khả năng quét các email và các tập tin đính kèm, và khả năng cách li những tập tin bị lây nhiễm. AntiVir cũng thiếu sự hỗ trợ qua điện thoại, giống như tất cả những phần mềm diệt virus miễn phí khác.

Trong số 10 sản phẩm, AntiVir được xếp hạng ở mức trung bình nhưng dẫu sao đây cũng là phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất. AntiVir có thể phát hiện được tới hơn 90% các virus thử nghiệm trong zoo test. Tuy nhiên, khi thử nghiệm ở heuristic test, phần mềm này đứng gần cuối bảng, chỉ "tóm" được 25% sâu và chương trình cửa sau (backdoor). Tốc độ quét của AntiVir cũng khá tốt, được xếp hạng 4/10.

AntiVir thiếu một số tính năng, và thiếu sự hỗ trợ qua điện thoại. Tuy nhiên, phiên bản AntiVir mới hứa hẹn sẽ tung ra giao diện và cơ chế diệt virus hoàn toàn mới.

8. Alwil Software's Avast Home Edition 4.6

Avast Home Edition 4.6 là phần mềm diệt virus miễn phí, có giao diện hấp dẫn giống như một trình chơi nhạc, nhưng khả năng quét virus thì thuộc "top" cuối bảng.

Giống như giao diện có thể thay đổi (skin) cho các phần mềm chơi nhạc, Avast cũng cho phép người sử dụng tuỳ biến các skin. Người sử dụng mới có thể sẽ gặp lúng túng với những giao diện này, nhưng những người sử dụng quen thuộc thì giao diện này khá hấp dẫn và không gặp khó khăn gì.

Thật không may, khả năng quét virus của Avast không tuyệt vời như giao diện. Phần mềm này quét virus kém nhất trong số các phần mềm thử nghiệm. Trong thử nghiệm với những mẫu virus thật, phần mềm đứng vị trí thứ 3 "từ dưới lên", và thời gian quét virus thì chậm nhất với hơn 13 phút 11 giây trong thử nghiệm.

9.Trend Micro's PC-cillin Internet Security 2006

PC-cillin Internet Security 2006 của Trend Micro được bình chọn là phần mềm diệt virus số 1 năm 2004. Nhưng trong thử nghiệm nay, sản phẩm đứng thứ 9/10.

Tuy nhiên, giao diện của PC-cillin Internet Security 2006 là tốt nhất trong số 10 phần mềm. Chỉ cần nhấn vào biểu tượng ở phía bên trái của màn hình giao diện, người sử dụng có thể cấu hình và tuỳ biến giao diện theo ý thích của mình.

Ngoại trừ giao diện đẹp và gần gũi, khả năng quét của PC-cillin rất kém. Ví dụ: Trong thử nghiệm với những mẫu virus trong zoo test, phần mềm không diệt được mẫu virus nào. Tệ hơn, sản phẩm này cũng đứng cuối bảng trong thử nghiệm với những mẫu virus thật. Các phần mềm diệt virus khác có thể phát hiện tới hơn 50% các virus nhưng Trend Micro chỉ có thể phát hiện được 6% số mẫu virus.

10.Grisoft's AVG Antivirus Free Edition

Mặc dù không phần mềm diệt virus miễn phí nào xếp thứ hạng cao, nhưng AVG AntiVirus Free Edition của Grisoft đứng ở vị trí cuối bảng kể giao diện cho tới tính năng và khả năng quét virus.

Giao diện chính chỉ cung cấp 3 lựa chọn: Scan Computer (quét toàn bộ hệ thống), Scan Selected Areas (quét theo vùng lựa chọn) và Check for Updates (kiểm tra cập nhật). Không những thế, những tính năng hữu ích như khả năng quét theo lịch chỉ có trong bản Pro (không miễn phí).

Trong thử nghiệm quét virus, AVG Free Edition đứng thứ 9/10 (Avast đứng cuối bảng). Trong khi AVG Free Editon có thể "tóm" được hầu như 100% các virus theo mẫu thử nghiệm trong zoo test, nhưng chỉ quét được 65% các Trojan. Nhưng khi thử nghiệm với những mẫu virus thực tế, phần mềm này chỉ phát hiện được 11% sâu và 8% trojan.

Minh Phúc

Theo PCWorld, VietnamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video