10 quốc gia gửi nhiều thư rác nhất

Theo báo cáo mới nhất của hãng bảo mật Sophos, Mỹ một lần nữa lại vươn lên dẫn đầu danh sách những quốc gia gửi nhiều thư rác nhất trên thế giới. So với quốc gia đứng ở vị trí thứ 2 lượng thư rác của Mỹ cũng đã nhiều hơn gấp đến 5 lần.

Con số thống kê từ báo cáo của Sophos cho thấy lượng thư rác được gửi đi từ Mỹ chiếm tới 28,4% tổng lượng thư rác toàn cầu. Đứng ở vị trí thứ hai là Hàn Quốc với 5,2%. Các chuyên gia của Sophos cho biết khoảng cách này đang có xu hướng ngày một xa hơn.

Cách đây 3 năm vị trí thứ hai thuộc về Canada. Song nhờ vào những nỗ lực trong việc chống thư rác bằng một loạt các kế hoạch hành động chống thư rác đến nay Canada đã chính thức ra khỏi danh sách 10 quốc gia gửi thư rác nhiều nhất thế giới.

Đứng tiếp sau Hàn Quốc là Trung Quốc với 4,9%. Như vậy, trong năm nay lượng thư rác có nguồn gốc từ Trung Quốc đã giảm đi tới 8,5%. Đạt được kết quả này cũng là nhờ Trung Quốc đã chính thức đưa vào áp dụng Luật chống thư rác kể từ đầu năm 2006.

Xếp các vị trí tiếp theo gồm có Nga (4,4%), Brazil (3,7%), Pháp (3,6%), Đức (3,4%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,2%), Ba Lan (2,7%, Anh (2,4%), Romania (2,3%), Mexico (1,9%) và các nước khác 33,9%.

Còn nếu xếp theo khu vực thì Bắc Mỹ vẫn là khu vực gửi đi nhiều thư rác nhất, chiếm 32,3% tổng lượng thư rác toàn cầu. Đứng tiếp theo là Châu Á (31,1%), Châu Âu (24,8%), Nam Mỹ (9,1%) và Châu Phi (2,1%).

Tuy nhiên, Sophos cho biết con số thống kê của hãng có lẽ chưa được chính xác bởi chưa truy được tới nguồn gốc cuối cùng của thư rác. Có thể những kẻ gửi thư rác ở quốc gia này lại đi chiếm quyền điều khiển PC ở quốc gia khác để phục vụ cho mục tiêu gửi thư rác của chúng. Trong trường hợp này thư rác sẽ được tính cho quốc gia khác chứ không tính cho quốc gia nơi spammer đang sinh sống.

Sophos cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự phát triển mạnh mẽ của thư rác độc hại trong thời gian qua. Đây là loại thư rác chuyên dùng để phát tán các loại mã độc hoặc chuyển hướng người dùng đến các website độc hại, website lừa đảo trực tuyến…

Hãng bảo mật khuyến cáo người dùng nên thường xuyên cập nhật ứng dụng bảo mật đồng thời nên cảnh giác hơn nữa đối với những loại email nguy hiểm này. Tốt nhất không nên mở hoặc trả lời những email được gửi đến từ người lạ bởi nếu trả lời người dùng sẽ không chỉ nhiễm mã độc mà còn sẽ nhận được nhiều thư rác hơn nữa.

Hoàng Dũng

Theo Betanews, VnMedia
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video