100 ngày ở công viên Glacier

Nhiếp ảnh gia Chris Peterson đã việt một quyển nhật ký bằng bộ ảnh phản ánh vẻ đẹp tự nhiên của công viên Glacier, Mỹ, trong thời gian 100 ngày. Bộ ảnh thực hiện để mừng lễ kỷ niệm 100 năm thành lập công viên.

Công việc của Peterson bắt đầu từ 1/5.

Peterson đã kết hợp máy ảnh kỹ thuật số và máy ảnh phim, một máy Kodak Pocket Vest sản xuất từ năm 1909 và một máy đồ hoạ tốc độ. Dưới đây là một số bức hình lấy từ bộ ảnh 100 ngày của Chris. Các bức ảnh đều được Peterson chụp và chú thích dưới dạng nhật ký. 

Ngày 7/6/2009, ngày thứ 38, ảnh chụp một cái cây ưa thích. T. J. Hileman một trong những nhiếp ảnh gia đầu tiên của công viên, đã đốn hai cái cây gỗ Bulô sau khi ông ta chụp được những bức ảnh đẹp ở hồ McDonald. Đây là cái cây tôi yêu thích ở hồ Two Medicine, nhưng tôi không có ý định đốn nó đi.

Ngày 8/5, ngày thứ 8, Những con hải ly đang "yêu".

Ngày 11/5/2009, ngày thứ 11, cảm thấy một màu xanh lá cây tươi mát. Khi tôi đi ra khỏi xe tải thì màu xanh đã trải dài. Trên thực tế tôi nghĩ là có mưa hoặc tuyết và bắt đầu hai ngày sau những con mưa đã phủ xanh mọi thứ và lấp đầy những con suối. Những điều này xuất hiện ngắn ngủi trên bề mặt rồi biến mất vào lòng đất. Chỉ có thể tìm thấy màu xanh này khi bạn đi bộ vào rừng sâu.

Ngày 15/5/2009, ngày thứ 14, lại một cơn mưa nữa. Màn sương mù bao phủ những ngọn núi Apgar. Những ngày này có thể được miêu tả là: ánh nắng mờ nhạt dần, sau đó những đám mây đen đầy tuyết ở trên tầng cao và mưa, mưa đá ở tầng thấp hơn. Tôi nghĩ rằng nó đã phá hỏng mất ngày hôm nay nhưng không. Đây là một ngày cuối tuần ngoạn mục.

Ngày 18/5, ngày thứ 17, đi dạo cùng với một chú nhện. Một tuyệt tác của thiên nhiên, loại hoa trillium có màu trắng và trở thành màu hồng hoặc tím khi đến độ. Và chú nhện này đã biến thành màu trắng, ẩn mình hoàn hảo.

Ngày 27/5, ngày thứ 26, ảnh chụp những con chim nhỏ nhất Bắc Mỹ. Để chụp được ảnh về loài chim ruồi trong điều kiện tốt là rất khó khăn, những đám muỗi bay, những cơn gió rít, và ánh sáng không tốt, thật là may tôi không gặp những điều đó. Calliope là loại chim nhỏ nhất Bắc Mỹ, nó có chiều dài chỉ bằng ngón tay của tôi, nó có rất nhiều trong thị trấn nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy nó ở lãnh thổ công viên.

Ngày 31/5, ngày thứ 30, chúc mặt trăng ngủ ngon, mặt trời đang lên trên Gable Peak, sông Belly.

Ngày thứ 32, Chim bạc má mũ đen là loài chim phổ biến nhất ở Bắc Mỹ. Tính đến ngày 32 tôi vẫn chưa có một bức ảnh nào thành công về loài này, không có một con chim bạc má mũ đen nào, nhưng vì sự hấp hẫn của chúng, tôi đã không ngồi yên. Vào hôm trước đó, khi tôi đang cố chụp một bức ảnh một cây thông lodgepole thì một chú sói xuất hiện. Thậm chí nó đã không chạy mà còn đứng lại nhìn tôi, sau đó thơ thẩn bỏ đi. Và vào thời điểm đó, ý nghĩ về chim bạc má đã bay mất.

Ngày 7/6, ngày thứ 37, sau hai tuần ấm áp, tuyết rơi ở Two Medicine. Có lẽ tôi là người duy nhất trong đoàn mong chờ nó. Tôi rất thích chụp tuyết. Tôi đã trèo lên độ cao 152,4 m để chụp toàn cảnh thung lũng. Leo núi với ống kính 400mm gặp rất nhiều khó khăn, nhưng phiền phức hơn cả là tuyết quá dày để có thể nhìn rõ mọi thứ, chai nước của tôi đông cứng. Sáng hôm sau, tôi đã quên ống kính và máy ảnh trên một chiếc bàn trong trại, cảm giác xa rời những thứ đó như thể lạc mất đứa con. Tôi đã trở lại chỗ cắm trại, thật may mắn mọi thứ vẫn ở đó.

Ngày 9/6, ngày 40, tôi trở lại rừng. Ngày hôm nay ẩm ướt như những ngày tháng 6 ở bãi đá Glacier. Nơi đây có những cây bụi thấp cung cấp thức ăn cho những loài móng guốc ở Glacier.

Ngày 20/6. Ngày thứ 49, Một buổi tối bất ngờ. Gấu đen không phải lúc nào cũng đen, một chú gấu mẹ đi cùng hai chú gấu con. Chúng không hung hăng nhưng tôi đã hét lên và ném đá về phía chúng để xua chúng tránh xa tôi

Ngày 24/06/2009, ngày thứ 54, Bóng ma ở Meadow. Hầu hết các bức ảnh trong hành trình đều phải crop một mức độ nào đó, nhưng bức ảnh này tôi quyết định là không. Cú xám lớn là một loại chim tuyệt diệu, chúng có những đôi chân dài. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy trong nhiều năm, tôi nghĩ nó là màu xám tuyệt vời khi nhìn qua ống kính.

Ngày 4/7, ngày thứ 63, Logan Pass là nơi đặc biệt, nhất là khi hoa loa kèn nở. Tôi đã ngồi xuống và chờ đợi hướng đến những chú sóc. Khi chụp bức ảnh này tôi ở cách nó khoảng 3 hoặc 4 bước chân.

Ngày 12/7, ngày thứ 72. Tôi chụp một chú sóc và đặt tên cho bức ảnh là Đức phật nhỏ. Với tôi, nó như là linh hồn của Glacier.

Ngày 17/7, ngày thứ 76. Những chú cừu hoang ở Haystack Butte. Tôi nghĩ là tôi đã có mọi thứ tôi cần trong bức ảnh này, những con cừu đực sống thành bầy đàn trong mùa hè, vào mùa hè chúng là những trưởng đàn cừ khôi trong khi vào mùa thu chúng là những tay đọ sừng hung bạo. Có thể nói, chúng luôn là những tay cừ trong mọi thứ.

Theo Báo Đất Việt (Boston)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video