17 loại thức ăn phổ biến không tốt cho thận

Ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

Theo Thehealthsite, thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, song khả năng lọc của cơ quan này có xu hướng giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Khi bạn đến tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn. Dưới đây là 16 thứ bạn tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.

1. Đường

Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.


Ảnh: Thehealthsite.

2. Nước ngọt có gas

Nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.

3. Màu thực phẩm

Bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.

4. Các thực phẩm giàu protein

Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì có quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urê ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận. Ngoài ra, nếu cơ thể đang bị chứng nhiễm ceton (thể ceton trong máu tăng quá mức cho phép) còn dẫn đến sự gia tăng bài tiết canxi, là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.

5. Muối

Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.

6. Thuốc giảm đau

Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh, khi đó bạn đang làm hại cơ thể hơn là giúp đỡ nó. Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.

7. Đồ ăn vặt

Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

8. Chất cồn

Tiêu thụ quá nhiều chất cồn, đặc biệt có nhiều trong rượu, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận của bạn cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.

9. Mất nước

Những ngày hè nóng bức và ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng mất nước, làm tăng nồng độ canxi trong cơ thể, dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy hãy duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể trong mùa này.

10. Thịt

Bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn uống có độ axit cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.

11. Nước xốt

Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây ra cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.

12. Các loại rau củ quả có hàm lượng kali cao: khoai tây, cà chua, chuối, bơ

Loại quả này cũng chứa một lượng kali rất cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh các loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều.

13. Sản phẩm làm sáng da

Hầu hết các sản phẩm làm sáng da đều chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Đây là hai hóa chất chính dẫn đến suy thận và nhiễm độc thủy ngân do lượng kim loại tích lũy dần trong các tế bào da.

14. Nội tạng động vật

Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine... Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.

15. Sữa

Những người bị bệnh thận cần phải giảm tiêu thụ lượng sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa chua, pho mát, bơ...). Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

16. Viên uống bổ sung vitamin C

Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.

17. Caffeine

Caffeine được tìm thấy trong cà phê cũng như trà, soda và các loại thực phẩm khác cũng gây căng thẳng cho thận của bạn. Đây là một chất kích thích, caffein làm tăng lưu lượng máu, tăng huyết áp và căng thẳng trên thận.


Tiêu thụ caffeine, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng, cũng liên quan đến sự hình thành sỏi thận.

Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên báo cáo của Kidney International rằng tiêu thụ caffein lâu dài làm trầm trọng thêm suy thận mãn tính ở chuột béo phì và tiểu đường. Tiêu thụ caffeine, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng, cũng liên quan đến sự hình thành sỏi thận.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2004 trên Tạp chí Tiết niệu cũng báo cáo rằng lượng caffeine có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Nguyên nhân là vì caffeine có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể dẫn đến mất nước, một yếu tố nguy cơ đối với sỏi thận.

Tiêu thụ caffeine với số lượng vừa phải sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe cho hầu hết mọi người. Uống không quá một đến hai tách cà phê, hoặc lên đến ba tách trà, mỗi ngày. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các nguồn caffein khác như nước giải khát, đồ uống năng lượng, sô cô la, ca cao và một số loại thuốc.

Cập nhật: 10/03/2020 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video