17 ngày bơm nước khỏi ao, người đàn ông "gàn dở" bất ngờ tìm ra kỳ quan khiến thế giới ngỡ ngàng

Nghi ngờ ao cá của làng không phải là ao tự nhiên và cũng không sâu như truyền thuyết, người đàn ông đã bơm hết nước ra khỏi ao và rồi bí mật lớn được hé lộ.

Chuyện xảy ra vào năm 1992 ở ngôi làng Thập Yển Bắc Thôn thuộc huyện Long Du, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Một người đàn ông có tên Wu Anai luôn có linh cảm rằng cái ao chung của làng không hề sâu như lời đồn đại của người dân. Bởi lẽ, trước đó, nhiều thế hệ người dân sống ở Thập Yển Bắc Thôn đều tin vào một truyền thuyết rằng cái ao này sâu vô tận nên không ai dám bén mảng xuống. 

Ông Wu không tin điều đó nên vận động một số dân làng cùng bơm nước ra khỏi ao để chứng minh cho mọi người thấy nó cũng là cái ao bình thường. Họ cùng nhau mua một máy bơm nước và hì hục làm việc không ngừng nghỉ. Sau 17 ngày bơm nước, người ta ngỡ ngàng khi phát hiện một hang động cổ xưa. Từ đó, ông Wu cũng chứng minh cho mọi người thấy linh cảm của mình không sai. Các nhà chức trách và các nhà khảo cổ học nhanh chóng được gọi đến để tìm hiểu.


Hành động bị cho là gàn dở của ông Wu lại giúp phát hiện ra một kỳ quan cổ đại vô cùng đồ sộ.

Hang động cổ đại này sau đó được đặt tên là Long Du, lấy theo tên hành chính của huyện Long Du. Qua khảo sát thực tế, các nhà khảo cổ học xác định Long Du là một hệ thống hang động nhân tạo gồm 24 hang động nhỏ, mỗi hang động có diện tích sàn trung bình khoảng 1000m2 với độ cao đạt tới 30m. Tổng diện tích toàn hệ thống hang động này khoảng hơn 30.000m2. Các hang động điển hình có mái dốc, được chống đỡ bằng trụ cột.

Các nhà khảo cổ học khẳng định hệ thống hang động cổ đại này hoàn toàn được tạo ra bởi bàn tay con người căn cứ vào những dấu tích của những vết đục xung quanh. Vết đục tạo thành những rãnh song song mà người ta cho rằng nó là biểu tượng của một điều gì đó.

Người ta cũng tìm thấy các dấu vết tương tự trên số đồ gốm (được cho là xuất hiện giữa năm 500 và 800 TCN) hiện đang được lưu trữ và trưng bày trong một viện bảo tàng gần đó.

Theo các nhà nghiên cứu, chúng đã được đục đẽo bằng tay trên đá vôi bùn. Phát hiện này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều chuyên gia từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Nhật Bản, Ba Lan, Singapore, và Mỹ.

Ngoài ra, trong hệ thống hang còn có rất nhiều cầu thang, trụ cột và hình chạm khắc tinh xảo. Tuy nhiên, người ta không thể loại trừ khả năng rằng những người cổ đại xưa kia chỉ mở rộng một hang động tự nhiên nào đó mà thôi.


Có thể hang Long Du đã được xây dựng cách đây 2000 năm.

Theo quan điểm của một số chuyên gia khảo cổ học, có thể hang Long Du đã được xây dựng cách đây 2000 năm.

Có lẽ cấu trúc duy nhất tương tự hang Long Du là cụm hang Hoa Sơn, nhưng cấu trúc này nằm cách xa 200km, trong một vùng khác của Trung Quốc và có thể được xây sau đó tới 1.500 năm.

Ước tính sơ bộ cho thấy, để hoàn thành được hang động này, người ta đã phải di dời gần 1 triệu mét khối đá. Theo đánh giá của các nhà khoa học, việc xây dựng hang động Long Du yêu cầu một nguồn nhân lực rất lớn. Số nhân công được huy động để tạo ra 24 hang động này có thể lên đến hàng vạn.


Mọi thứ về nguồn gốc và quá trình hình thành của Long Du vẫn là một bí ẩn lớn.

Một công trình lớn như vậy thường được ghi lại trong sử sách.Thế nhưng hầu như không có bất cứ một manh mối hay thông tin nào về nó. Vì vậy đến nay, mọi thứ về nguồn gốc và quá trình hình thành của Long Du vẫn là một bí ẩn lớn. Một trong những bí ẩn thú vị nhất và cũng khó hiểu nhất là tại sao 5 hang động này có thể duy trì một trạng thái nguyên vẹn đến vậy trong một khoảng thời gian hơn 2.000 năm.

Lý do người cổ đại tốn nhiều công sức như vậy để tạo ra những hang động này cũng là một bí ẩn. Liệu đây là nơi trú ẩn, hầm quân sự, cấu trúc dùng cho nghi lễ, cung điện bí mật của giới thượng lưu hay mỏ khai thác tài nguyên thiên nhiên?

Năm 2014, nhà nghiên cứu Yang Hongxun tại Viện Khảo cổ thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc đưa ra một giả thuyết. Hongxun cho rằng các hang động được xây theo lệnh của Việt Vương Câu Tiễn vào năm 494 trước Công nguyên. Ông lập luận rằng Việt Vương Câu Tiễn sử dụng hang Long Du để giấu hàng ngàn binh lính của mình sau một trận chiến thất bại nặng nề. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa thể lý giải nhiều bí ẩn khác của cụm hang động.

Cập nhật: 06/07/2024 Theo nhipsongviet/vne
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video