Hồi kết của một trong những chiếc máy bay thương mại thành công nhất lịch sử.
26/11/2003 - Máy bay siêu thanh Concorde thực hiện chuyến bay cuối cùng của mình
Aérospatiale-BAC Concorde là máy bay chở khách siêu thanh thương mại thành công nhất từng hoạt động bên cạnh "huyền thoại" Tupolev Tu-144. Bay thử lần đầu năm 1969, Concorde bắt đầu được đưa vào phục vụ năm 1976 và có thời gian hoạt động dài 27 năm. Nó thường bay tuyến từ sân bay Heathrow tại London do hãng British Airways thực hiện hoặc sân bay Charles de Gaulle tại Paris do hãng Air Francetiến hành tới sân bay JFK tại New York. Chiếc máy bay này đã lập được nhiều kỷ lục, gồm thời gian bay 2 giờ, 52 phút và 59 giây giữa New York và London và ngày 7/2/1996.
Giai đoạn phát triển tốn kém của Concorde khiến chính phủ Anh và Pháp phải chịu khá nhiều thiệt hại kinh tế, dù trong phần lớn thời gian hoạt động nó cũng mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho hãng British Airways. Các chuyến bay thương mại, do British Airways và Air France điều hành, đã bắt đầu mở cửa từ ngày 21/1/1976. Vì vụ tai nạn duy nhất vào năm 2000, các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và nhiều yếu tố khác, Concorde đã được cho ngừng hoạt động ngày 24/10/2003, chuyến bay "về hưu" của nó được diễn ra vào ngày 26/11/2003. Tuy đã ngừng hoạt động, Concorde vẫn là một biểu tượng trong lịch sử hàng không.
Ngày 10/4/2003, British Airways và Air France đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ cho Concorde ngừng hoạt động vào cuối năm ấy. Lý do đưa ra do số hành khách sụt giảm sau vụ tai nạn ngày 25/7/2000, tình hình tồi tệ của các hãng vận chuyển hàng không sau vụ 11 tháng 9 và chi phí bảo dưỡng tăng cao. Cùng ngày hôm ấy, tỷ phúi Richard Branson đề nghị được mua những chiếc Concorde của British Airways với "giá gốc 1 triệu bảng Anh" để sử dụng tại hãng Virgin Atlantic Airways của ông. Branson cho rằng đây cũng chính là giá tượng trưng British Airways đã trả cho Chính phủ Anh theo nhiều lời đồn đại, nhưng British Airways đã bác bỏ điều này và từ chối đề nghị của ông. Tuy nhiên, dù giá mua một chiếc Concorde lên tới 26 triệu bảng Anh, số tiền mua máy bay được chính phủ cho vay - khoản vay này đã được xóa bỏ khi British Airways được tư nhân hóa năm 1987.
Chuyến bay Concorde thương mại cuối cùng của Air France hạ cánh xuống Hoa Kỳ tại New York từ Paris ngày 30/5/2003. Những chiếc xe cứu hỏa đã phun vòng cung nước truyền thống qua chiếc Concorde F-BTSD trên đường băng sân bay JFK. Chiếc máy bay này quay trở lại Paris trong một buổi sáng sương mù tháng 5. Chuyến máy bay có chở khách cuối cùng là một chuyến bay thuê quanh Vịnh Biscay. Trong tuần lễ sau đó, ngày 2/6 và 3/6 năm 2003, Concorde F-BTSD đã bay vòng cuối cùng từ Paris tới New York và quay lại chở theo những nhân viên và cựu nhân viên từng phục vụ trên chiếc Concorde. Chuyến bay Concorde cuối cùng của Air France diễn ra ngày 27/6/2003 khi chiếc Concorde F-BVFC về nghỉ hưu tại Toulouse.
Một cuộc bán đấu giá các phụ tùng Concorde và những hiện vật đáng lưu giữ khác cho Air France đã được tổ chức tại nhà bán đấu giá Christie's ở Paris ngày 15/11/2003. Một nghìn ba trăm người đã tham dự, nhiều lô hàng đã được trả giá cao hơn dự tính. Hai chiếc Concorde của Pháp tại Le Bourget và Toulouse thỉnh thoảng được vận hành, và có lẽ chúng có thể được chuẩn bị cho những chuyến bay tương lai trong những dịp đặc biệt.
Chuyến bay Concorde cuối cùng của British Airways cất cánh từ sân bay quốc tế Grantley Adams tại Barbados ngày 30/8/2003. British Airways đã tổ chức một tour chia tay Bắc Mỹ nhỏ và tháng 10/2003. Concorde G-BOAG đã tới sân bay quốc tế Toronto Pearson ngày 1/10/2003, tới sân bay quốc tế Logan tại Boston vào ngày 8/10/2003, và sân bay quốc tế Washington Dulles trong ngày 14/10/2003. Chuyến bay tới Boston của Concorde G-BOAD đã lập kỷ lục là chuyến bay xuyên đại dương nhanh nhất từ Đông sang Tây khiến thời gian bay từ sân bây Heathrow tại London chỉ còn 3 giờ, 5 phút, 34 giây.
British Airways cho Concorde ngừng hoạt động ngày hôm sau, 24/10. Concorde G-BOAG rời New York trong lễ nhạc tương tự buổi lễ đã được dành cho chiếc Concorde của Air France. Tất cả những chiếc Concordes của British Airways đều đã ngừng hoạt động, và thu hồi giấy phép bay cũng như bị tháo hết dầu mỡ. Cựu phi công chính Concorde và là người quản lý đội máy bay, ông Jock Lowe, ước tính cần phải chi 10 đến 15 triệu bảng Anh để chiếc Concorder G-BOAF có thể hoạt động trở lại, mặc dù vậy British Airways tiếp tục giữ quyền sở hữu Concordes, và nói rằng chúng sẽ không bao giờ bay nữa.