26 công ty hàng không vũ trụ phản đối thử tên lửa diệt vệ tinh

Các chuyên gia lo ngại tên lửa diệt vệ tinh tạo ra thêm nhiều mảnh vỡ tồn tại lâu dài trên quỹ đạo, đe dọa các chuyến bay vũ trụ...

26 công ty hàng không vũ trụ trên toàn cầu vừa ký một tuyên bố ủng hộ nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt "thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt" (ASAT). Mục tiêu của tuyên bố nhằm tiến tới một môi trường không gian an toàn hơn và bền vững hơn.

Các bên ký kết bao gồm một số tổ chức lớn, trong đó có Axiom Space - công ty đã tổ chức hai sứ mệnh đưa phi hành gia tư nhân tới Trạm vũ trụ quốc tế; và Planet - công ty thu thập dữ liệu quan sát Trái đất bằng cách sử dụng hàng trăm vệ tinh.


Đồ họa của NASA mô tả số lượng rác vũ trụ hiện đang quay quanh Trái đất - (Nguồn: NASA).

Vào tháng 4-2022, Mỹ cam kết không tiến hành các vụ thử tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất (DA-ASAT) mang tính hủy diệt. Trong những thử nghiệm như vậy, một tên lửa được phóng từ mặt đất (hoặc từ tàu trên biển hoặc máy bay) sẽ nhắm bắn vào một vệ tinh đã chết hoặc sắp chết.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng các cuộc thử nghiệm ASAT đặt ra mối đe dọa đối với nhân loại, khi tạo ra thêm nhiều mảnh vỡ.

Tuyên bố mới đưa ra cho biết: “Những cuộc thử nghiệm này có thể tạo ra các mảnh vụn tồn tại lâu dài trên quỹ đạo, đe dọa tài sản các quốc gia, tàu vũ trụ thương mại, các chuyến bay vũ trụ và nhiều dịch vụ trên không gian mà con người sử dụng hằng ngày”.

Cũng theo tuyên bố, những mảnh vụn trong vũ trụ còn là mối đe dọa trực tiếp đối với hoạt động kinh tế và đổi mới trong tương lai trên quỹ đạo Trái đất thấp.

Nó sẽ làm tăng chi phí cho các hoạt động trên vũ trụ hiện tại và tương lai, đồng thời tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư và nhà khai thác.

Tháng 9-2022, Mỹ đưa ra nghị quyết về việc chấm dứt ASAT tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và đề nghị các quốc gia khác đưa ra cam kết tương tự.

Theo tổ chức về an toàn thế giới Secure World Foundation (SWF), hiện nay có 37 quốc gia tham gia vào nghị quyết này. Trong số đó, một số nước có hoạt động không gian mạnh như Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh.

Các hoạt động ASAT trực tiếp không chỉ là một mối đe dọa giả định. Ví dụ, vào năm 2007, Trung Quốc phá hủy một trong những vệ tinh chết của mình và tạo ra một đám mây mảnh vụn mới trên quỹ đạo Trái đất.

Nga cũng làm theo vào tháng 11-2021, phá hủy một tàu vũ trụ thời Liên Xô có tên Cosmos 1408, tạo ra hàng ngàn mảnh vụn trên quỹ đạo Trái đất.

Cập nhật: 20/11/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video