3 hiểu lầm thường gặp về vắc xin

Nhiều mẹ sợ vắc xin gây tác dụng phụ, hoặc nghĩ rằng tiêm hai loại vắc xin cùng lúc sẽ nguy hiểm...

Chủng ngừa vắc xin ngay khi còn nhỏ là cách đơn giản giúp trẻ tăng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật trong thời gian dài. Song theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), năm 2015, thế giới có 19,4 triệu trẻ sơ sinh (chiếm gần 20%) bỏ qua các loại vắc xin cơ bản.

Không ít cha mẹ vẫn còn dè dặt trong việc tiêm phòng cho con, vì những hiểu lầm dưới đây:

Vắc xin gây tác dụng phụ

Nhiều phụ huynh lo sợ rằng, tiêm phòng có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ nguy hại sức khỏe, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, vắc xin ngày nay đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được cơ quan y tế từng quốc gia kiểm nghiệm gắt gao.

Phản ứng sau tiêm vắc xin thường nhẹ và tạm thời, phổ biến là triệu chứng đau cánh tay hoặc sốt nhẹ. Rủi ro chấn thương hoặc tử vong do vắc xin rất nhỏ, so với lợi ích mà tiêm chủng đem lại.

Tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc sẽ gây nguy hiểm

Tại các cơ sở y tế dự phòng, nhân viên có thể tiêm cho trẻ 2 mũi vắc xin cùng lúc. Điều này khiến cha mẹ lo lắng, liệu có làm tăng nguy cơ phản ứng phụ hoặc quá tải với hệ miễn dịch của trẻ hay không.


Vắc xin giúp phòng nhiều bệnh cho trẻ. (Ảnh: Shutterstock).

Thực tế, mỗi liều vắc xin giúp cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch và kháng thể riêng. Theo Ủy ban Tư vấn Thực hành Tiêm chủng Mỹ (ACIP) và Viện Hàn lầm Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ nhỏ có thể tiêm nhiều loại vắc xin phù hợp cùng lúc, để phòng ngừa được nhiều bệnh càng sớm càng tốt. Ngoài ra, còn tiết kiệm thời gian và công sức cho phụ huynh.

Vắc xin gây bệnh tự kỷ

Nỗi lo này xuất phát từ một nghiên cứu năm 1998, khẳng định rằng vắc xin MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) gây ra chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, năm 2004, Viện Y học Mỹ báo cáo rằng, không có bằng chứng khoa học nào chỉ ra mối liên hệ giữa vắc xin MMR và tự kỷ. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng công bố kết quả tương tự đến năm 2010.

UNICEF cho biết, gần 30% số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là do các bệnh truyền nhiễm. Phát minh vắc xin đã cứu sống 3 triệu trẻ em thế giới và 750.000 trẻ khỏi khỏi nguy cơ tàn tật mỗi năm.

Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng cũng được những thành công nhất định. Vắc xin giúp xóa sổ hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979, loại trừ bại liệt vào năm 2000, đẩy lùi uốn ván sơ sinh từ 2005. Chương trình cũng giảm số người mắc bệnh sởi tới 3.010 lần, bệnh ho gà đạt 844 lần, bệnh bạch hầu đến 410 lần.

Tiêm ngừa đầy đủ giúp trẻ phòng tránh nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế và tuân thủ lịch tiêm phòng, để tăng hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Cập nhật: 19/12/2017 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video