3 loại cháo thuốc phòng chống rối loạn lipid máu

Bạn không thể dùng thuốc kéo dài để giảm béo và phòng chống rối loạn lipid máu. Nhưng với các món ăn bài thuốc của y học cổ truyền, bạn có thể ăn thường xuyên, lâu dài mà vẫn an toàn và hiệu quả.

Cháo đậu xanh

Đậu xanh 50 g, gạo tẻ 100 g. Đậu xanh để cả vỏ và gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Giải độc, sinh tân dịch và tiêu thũng, dùng thích hợp cho những người bị phiền khát do nắng nóng, mụn nhọt ung thũng, phù thũng ở người già, béo phì và rối loạn lipid máu.

Đây vừa là cháo ăn thông dụng trong những ngày hè để thanh nhiệt giải nóng, vừa là cháo thuốc có công dụng giảm béo và điều chỉnh rối loạn lipid máu. Theo dược học cổ truyền, đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu khát, lợi thủy, tiêu thũng. Sách Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, đậu xanh có tác dụng làm chậm quá trình xơ vữa và điều chỉnh khá tốt tình trạng tăng lipid máu. Các nhà khoa học Trung Quốc đã dùng bột đậu xanh điều trị cho 115 bệnh nhân bị tăng mỡ máu với liều mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 30 g, mỗi liệu trình là 30 ngày. Sau 1-3 liệu trình, nồng độ cholesterol, triglycerid và lipoprotein huyết thanh đã giảm trên 80%.

Cháo thảo quyết minh

Thảo quyết minh 30 g, gạo tẻ 100 g. Thảo quyết minh rửa sạch, sao qua, gạo tẻ vo sạch. Hai thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện, thanh can ích thận, dùng thích hợp cho những người hay bị đau đầu do phong tà, đau mắt đỏ, suy giảm thị lực, táo bón mạn tính, cao huyết áp, béo phì và rối loạn lipid máu.

Theo dược học cổ truyền, quyết minh tử (còn gọi là thảo quyết minh, hạt muồng) vị ngọt đắng, tính mát, làm mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quyết minh tử có tác dụng làm hạ huyết áp, kháng khuẩn, bảo hộ tế bào gan, cải thiện thị lực, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, tăng cường năng lực hoạt động của đại thực bào, nhuận tràng và lợi niệu. Nó còn ức chế quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm giảm các chỉ tiêu mỡ máu như cholesterol, triglycerid và bêta-lipoprotein.

Cháo sơn tra

Sơn tra 30 g (nếu tươi thì dùng 60 g), gạo tẻ 100 g. Sơn tra rửa sạch, sắc kỹ lấy nước rồi bỏ bã, cho gạo tẻ vào ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, có thể cho thêm một chút đường trắng cho dễ ăn.

Công dụng: Hoạt huyết tán ứ, hạ mỡ máu và kháng ung thư, dùng thích hợp cho những người bị thực tích đình trệ, chán ăn, hay đầy bụng, chậm tiêu, cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành tim, béo phì, rối loạn lipid máu…

Theo dược học cổ truyền, sơn tra vị chua ngọt, tính hơi ấm, có khả năng giải quyết 3 vấn đề: tiêu hóa thịt tích trệ, làm hết ợ hơi, ợ chua, chống chướng vùng bụng; hóa ứ, làm cho huyết mạch được lưu thông; chữa chứng lỏng lỵ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sơn tra có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo hộ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu…

Các nhà y học Trung Quốc đã dùng viên sơn tra giáng mỡ (mỗi viên chứa 0,06 g trà tan sơn tra) điều trị rối loạn lipid máu với liều uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên, liệu trình 4 tuần, kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh giảm với tỷ lệ 76% và 88%.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video