Top 7 quan niệm sai lầm trong ăn uống nhiều người mắc phải

Trong quá trình tìm kiếm chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, không ít người mắc phải những quan niệm sai lầm dưới đây.

Ăn uống lành mạnh là điều mà ai cũng muốn, nhất là trong thời tiết mùa hè oi bức. Không ai muốn tăng cân, thiếu máu dẫn đến mệt mỏi hay bị bệnh trong thời tiết này, vì vậy, mọi người cố gắng tìm kiếm cách ăn uống tốt nhất cho cơ thể.

Nhưng, trong quá trình tìm kiếm chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, không ít người mắc phải những sai lầm trầm trọng như dưới đây.

1. Ăn chuối khiến cơ thể tăng cân

Ai cũng biết, ăn quá nhiều trái cây có đường có thể làm cho bạn tăng cân. Trong chuối có nhiều đường nhưng chuối lại không phải là thực phẩm khiến bạn tăng cân. Nếu bạn ăn chuối kết hợp với các thực phẩm khác như bơ hạt hoặc thực phẩm chứa chất béo thì có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên nếu bạn chỉ ăn mỗi chuối thì bạn sẽ không phải lo về điều này.

Theo các nhà khoa học, chuối là loại hoa quả giàu calo, giàu chất xơ và chất đường, vì vậy, một mặt loại quả này có thể giúp bạn thỏa mãn cơn đói, mặt khác có thể giúp bạn bố sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Trong chuối có 3 loại đường thiên nhiên là: sucro, frutose, và gluco được tích hợp cùng với chất xơ, khiến cho nó có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể.

Không những thế, chuối còn được cho là có tác dụng giúp bạn giảm cân. Khi ăn chuối, quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra nhanh hơn, tạo một lớp màng bảo vệ trong ruột, giúp tiêu diệt các độc tố trong cơ thể, kích thích tiêu hoá tốt.

2. Chế độ ăn chay sẽ gây bệnh

Bản thân chế độ ăn chay không phải là tác nhân gây bệnh hoặc đe dọa sức khỏe của bạn nếu bạn ăn chay đúng. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận… Trong khi đó, nếu bạn ăn chay khoa học, bạn có thể giảm được 20% nguy cơ tim mạch.

Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Nếu bạn ăn chay, hãy đảm bảo bạn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng từ rau lá xanh, các loại rau, trái cây, các loại hạt, hạt và một lượng vừa phải các loại ngũ cốc...

3. Không ăn thịt sẽ gây thiếu máu

Một số loại thịt chứa hàm lượng sắt phong phú và khi bạn tiêu thụ sẽ góp phần tăng cường chất lượng của máu. Nhưng sắt không phải là chất duy nhất tốt cho máu của bạn và thịt không phải là nhóm thực phẩm duy nhất chứa sắt.

Nếu không thích ăn thịt, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bổ mãu cho cơ thể từ thực phẩm thực vật (rau, củ, quả, hạt...). Ví dụ như rong biển, chỉ cần một muỗng rong biển có thể bổ sung 100% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 80% nhu cầu vitamin B12 mà cả sắt và vitamin B12 đều tốt cho máu. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung hạt gai dầu, hạt chia... vì chúng cũng rất giàu chất sắt.

1 thìa cà phê nhỏ có thể cung cấp 45% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 1 muỗng hạt quinoa cung cấp 15% và cacao nguyên chất cung cấp 20% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn.

4. Ăn nhiều rau có thể chữa táo bón?


Ảnh: Chowhound

Ăn nhiều rau có thể giúp bạn hết táo bón nếu nguyên nhân là do thiếu chất xơ.

Tuy nhiên, có nhiều lý do khác dẫn tới táo bón. Ở hầu hết người cao tuổi, tình trạng này thường liên quan đến sự suy giảm số lượng vi khuẩn đường ruột, bệnh ở phần hông hoặc hậu môn, tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trong những trường hợp đó, ăn nhiều rau không có tác dụng cải thiện táo bón.

Bởi vậy, nếu bạn ăn một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có chế độ ăn kiêng thiếu khoa học sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có chức năng tiêu hóa kém.

5. Tì vị yếu không thể ăn cay?


Ảnh: SCMP

Có nên ăn cay hay không thực tế phụ thuộc vào thể lực. Vị cay mang tính nóng, có tác dụng thải khử độ ẩm khỏi cơ thể. Đối với những người ăn không ngon miệng, thực phẩm cay với lượng vừa phải có thể đánh thức vị giác.

Do đó, những thực phẩm cay như hành, gừng, tỏi nếu ăn đúng cách sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị chứng đau dạ dày do nhiễm hàn. Nhưng đối với những người bị loét dạ dày, hãy sử dụng ít hơn.

6. Đa dạng hóa dầu ăn là dùng các loại dầu có tên gọi khác nhau?


Ảnh: Medical News Today

Các chuyên gia dinh dưỡng thường nhấn mạnh sự đa dạng hóa trong việc dùng dầu ăn. Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng tháng này ăn dầu đậu nành, tháng sau nên chuyển qua dầu hướng dương hoặc dầu hạt cải…

Tuy nhiên, từ “đa dạng” đề cập đến việc thay đổi dầu theo cấu trúc axit béo. Các loại dầu có cấu trúc axit béo tương tự nhau được phân loại theo các nhóm dưới đây:

  • Nhóm 1: Dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương
  • Nhóm 2: Dầu đậu phộng và dầu gạo
  • Nhóm 3: Dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu hạt trà
  • Nhóm 4: Dầu hạt lanh và dầu hạt tía tô

7. Xào rau ở nhiệt độ thấp sẽ ít bị thất thoát chất dinh dưỡng?

Nhiều người cho rằng vitamin “sợ” nhiệt độ cao, nếu xào rau ở nhiệt độ thấp sẽ ít làm thất thoát chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các thí nghiệm đã chỉ ra rằng nếu xào rau trên lửa lớn trong thời gian ngắn thì chỉ mất 17% lượng vitamin C. Nếu sau khi xào nấu lại đem om rim, thực phẩm sẽ mất đến 59% lượng vitamin C.

Do đó, bạn nên xào rau ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn, có thể thêm chút giấm sẽ giúp ích cho việc bảo quản vitamin có trong rau.

Cập nhật: 26/06/2020 Theo Trí Thức Trẻ/vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video