Trong số các loại kiếm cổ với nhiều chất liệu khác nhau, các chuyên gia khảo cổ khẳng định kiếm đồng trong thời kỳ trước và sau triều đại Thương và Chu là "tuyệt thế" và vô giá nhất thế giới. Đặc biệt phải kể đến 3 thanh tuyệt thế cổ kiếm chấn động một thời.
Nói tới các cổ vật văn hóa của Trung Quốc, không thể không nhắc tới những bảo vật bằng đồng. Khi nói tới đồng, có lẽ không ai có thể phủ nhận giá trị của những món cổ vật như kiếm bằng đồng.
Nói tới vũ khí thời cổ đại, kiếm được coi là một trong những món đồ được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất. Hầu hết các vũ khí trước thời nhà Hạ ở Trung Quốc đều là công cụ bằng đá. Thời nhà Thương đến thời Xuân Thu và thời Chiến quốc chủ yếu là đồng xanh. Vào cuối thời Tây Hán, vũ khí bằng đồng dần được thay thế bằng những món đồ sắt có độ cứng tốt hơn. Tuy nhiên, trong số các loại kiếm cổ với nhiều chất liệu khác nhau, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc vẫn khẳng định, kiếm đồng trong thời kỳ trước và sau triều đại Thương và Chu là cổ điển nhất và có giá trị nhất.
Kiếm của Việt vương Câu Tiễn
Vào những năm 1970, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một chiếc hộp gỗ trong một ngôi mộ thời Chiến Quốc. Sau khi mở chiếc hộp, họ đã tìm thấy một thanh kiếm dài bên trong. Điều đáng kinh ngạc nhất là thanh kiếm đã trải qua hơn hai ngàn năm, nhưng không hề có dấu vết rỉ sét trong suốt thời gian ẩn mình. Nó vẫn giữ độ sáng bóng và mới mẻ. Đây là thanh kiếm nổi tiếng của Việt Vương Câu Tiễn. Thanh kiếm này còn có một tác dụng thần kỳ khác. Đó là vết thương do thanh kiếm này cắt rất khó lành, khiến nạn nhân không ngừng chảy máu. Bởi vậy thanh kiếm này đã trở thành báu vật quốc gia của Trung Quốc, một cổ vật vô giá nằm trong cấp cao nhất những bảo vật văn hóa được chính phủ bảo vệ.
Kiếm cổ thời nhà Hán
Trong Bảo tàng Anh, có một thanh kiếm thời nhà Hán có lịch sử hơn 2000 năm. Điều đáng chú ý là, dù đã trải qua hơn 2.000 năm gió mưa và băng giá, nhưng bao kiếm, chuôi kiếm và thậm chí cả thanh kiếm vẫn được bảo tồn ở trạng thái tốt nhất. Theo tìm hiểu, thanh kiếm này được chế tạo bởi các thợ rèn của nhà Tây Hán trong nhiều thập kỷ. Những cuốn sách cổ của nhà Hán đã có nhiều ghi chép về thanh kiếm này. Khi kiếm chém xuống, đến mười tấm đồng cũng sẽ bị cắt làm hai.
Đại Minh Vĩnh Lạc kiếm
Hoàng đế Minh Thành Tổ thời nhà Minh, lấy niên hiệu là Vĩnh Lạc. Thanh kiếm này được chế tạo vào năm 1420 với kết cấu thân và chuôi kiếm nối liền nhau.
Thân kiếm có chạm khắc đầu một con vật, đôi mắt được gắn đá quý, giống như mắt thật. Con vật này ban đầu là một con đại bàng có cánh vàng, sau đó tới triều đại nhà Minh thì phát triển thành hình tượng sư tử. Bao kiếm có vỏ bọc da màu đen, viền mạ vàng, rất sang trọng và vô giá . Sau khi thanh kiếm được đúc, Hoàng đế Vĩnh Lạc đã trao thanh kiếm cho thống đốc cao nhất của cao nguyên phía tây Trung Quốc. Vào thời nhà Thanh, thanh kiếm được trả lại cho hoàng đế nhà Thanh. Năm 1900, Lực lượng liên quân tám nước đã vào Bắc Kinh và lấy thanh kiếm từ Di Hòa Viên. Kho báu Quốc gia Trung Quốc bị lưu lạc ở nước ngoài. Năm 1991, Bảo tàng Vũ khí Hoàng gia Anh đã mua lại thanh kiếm với giá 100.000 bảng và là kho báu của tòa thị chính, đứng đầu trong bộ sưu tập vũ khí cổ đại.