4 đại dịch của loài người có nguồn gốc từ Trung Quốc

Nhân loại từ thuở khai sinh lập địa đến nay, đã trải qua nhiều đại dịch, cướp đi biết bao sinh mạng con người. Trong những đại dịch ấy, 4 đại dịch có nguồn gốc ở Trung Hoa đại lục.

1. Đại dịch hạch lần thứ 3, xảy ra năm 1855

Lần thứ nhất đã Đại dịch Justinian (541 – 750 S.CN.); lần thứ hai là Cái chết đen (1347 – 1351), cướp đi sinh mạng của 25 triệu người. Lần thứ ba là Đại dịch hạch xảy ra năm 1855, đã gây ra cái chết của 15 triệu người.

Bệnh dịch này bắt nguồn từ Hồng Kông (Trung Quốc), rồi lây lan sang Ấn Độ. Vào năm 1894, hai nhà nghiên cứu vi khuẩn học là Alexandre Yersin (Pháp), Kitasato Shibasaburo (Nhật Bản) đã tiến hành phân lập vi khuẩn ở Hồng Kông, nơi chịu trách nhiệm cho Đại dịch thứ ba. Sau đó, Yersin đã đặt tên nó là Pasteurella pestis để tôn vinh Viện Pasteurs, nơi ông làm việc. Ông đã tìm ra nguyên nhân chính là những con chuột mang mầm bệnh từ một loại bọ chét lây từ chuột sang người. Loài chuột mang mầm bệnh bọ chét này có ở vùng Vân Nam và Đảo Formosa, Hồng Kông, Trung Quốc.

Sau đó, đến năm 1984, Đại dịch lại bùng nổ ở Vân Nam và nhiều thành phố khác của Trung Quốc, sau đó chúng tiếp tục lan sang các Quốc gia: Ấn Độ, San Francisco (Mỹ), Châu Âu, Châu Phi. Riêng Trung Quốc, sau nạn dịch, số người tử vong lên đến 12 triệu.

2. Dịch cúm Tây Ban Nha (1918 – 1919)

Dịch cúm này đã làm điêu đứng nhiều Quốc gia: Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, sau đó lan sang Bắc Phi, Ấn Độ, Australia, Trung Quốc và nhiều nước khác trên Thế giới. Sau nạn dịch, số người tử vong đã lên tới 50 triệu người. Bệnh gây tử vong rất cao, đặc biệt ở độ tuổi từ 20 đến 40. Vào mùa Xuân năm 1918, dịch cúm này đã tàn phá thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, hàng chục vạn sinh mạng đã tử vong. Từ đó, người ta gọi là Dịch cúm Tây Ban Nha.

Nguyên nhân của Dịch cúm Tây Ban Nha nhiều nhà khoa học cho biết: Mầm bệnh xuất phát từ loài gia cầm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khởi nguồn do một số người lao động Trung Quốc đi lao động nhập cư đem theo mầm bệnh lây lan sang các nước.

3. Đại dịch cúm 1957 – 1958

Đại dịch cúm này còn gọi là Dịch cúm Châu Á. Đây là đại dịch toàn cầu gây ra bởi Virus Cúm A, thuộc phân nhóm H2N2. Loại virus Cúm A, xuất phát từ vùng Quý Châu, Trung Quốc. Đại dịch cúm đã cướp đi sinh mạng của 11 triệu người trên thế giới. Tại Ấn Độ có tới hàng triệu người bị mắc dịch cúm này. Đến tháng 6 năm 1957, dịch cúm đã lan đến Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Theo báo cáo thời đó, vào cuối năm 1956 hoặc cuối tháng 2/1957, ở Quý Châu và vùng lân cận Vân Nam, Trung Quốc, đã có những ca bệnh đầu tiên bị mắc dịch cúm. Tờ The Times, ngày 17 tháng 4 năm 1957, viết: “Một dịch cúm đã gây ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Hồng Kông, rồi nó lan sang Singapore gây lên cái chết của 680 người vào tháng 5 năm 1957. Tại Đài Loan, dịch cúm đã gây ra cái chết của 100.000 người.

4. Đại dịch cúm Covid-19


Đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 là đại dịch truyền nhiễm đang diễn ra trên toàn cầu. Đại dịch này do virus SARS-CoV-2 gây ra. Khởi nguồn của đại dịch với tâm dịch đầu tiên xảy ra tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc. Bệnh dịch xảy ra và lây lan từ một nhóm người dân ở đây mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận: Những người này trước đó đã tiếp xúc với thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là nguồn lây bệnh đầu tiên. Những ca nhiễm đầu tiên tại Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên cũng xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020.

Cập nhật: 24/07/2020 Theo vanhien
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video