4 tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất

Đây là 4 tiểu hành tinh có thể va vào Trái đất trong tương lai gần và gây ra những tác động khủng khiếp.

Liên Hiệp Quốc lo ngại rằng khả năng một tiểu hành tinh rơi xuống khu vực đông dân cư không được xem trọng. Vì vậy, ngày 30/6 hằng năm là Ngày tiểu hành tinh quốc tế để nâng cao nhận thức về sự kiện thảm khốc có thể xảy ra.

Ngày này được chọn vì tác động của tiểu hành tinh lớn nhất trong lịch sử được ghi lại đã diễn ra ở Tunguska, Nga vào cùng ngày năm 1908. Một tiểu hành tinh khổng lồ đã phát nổ và phá hủy hàng trăm héc-ta rừng.

Dưới đây là bốn tiểu hành tinh có thể đâm vào Trái đất, tổng hợp bởi hãng thông tấn RT để đánh dấu Ngày tiểu hành tinh quốc tế.

1979 XB

Với đường kính 900 mét, nếu tảng đá khổng lồ này va vào hành tinh của chúng ta, tác động sẽ rất lớn. Nó hiện đang đi qua hệ mặt trời với tốc độ gần 70.000km/h và đang tiến gần Trái đất gần 30km mỗi giây.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã đưa nó lên vị trí thứ hai trong “Danh sách nguy hiểm” đối với các tiểu hành tinh gần Trái đất. Quỹ đạo của hành tinh nhỏ này không chắc chắn nhưng nó được dự đoán va vào Trái đất giữa thế kỷ này.

Các chuyên gia cảnh báo rằng 1979 XB có thể đột ngột đến gần Trái đất hơn rất nhiều. Cảnh báo này được đưa ra vì chỉ có một biến thể nhỏ trong quỹ đạo của 1979 XB. Lần tiếp cận với Trái đất tiếp theo của nó dự kiến sẽ đến vào năm 2024.

Apophis


Apophis ở rất gần quỹ đạo của Trái đất. (Ảnh: Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA)).

Kích thước bằng bốn sân bóng đá, Apophis ở rất gần quỹ đạo của Trái đất. Nó hiện đang cách Trái Đất hơn 200 triệu km nhưng, mỗi giây nó tiến lại gần 500m.

Quỹ đạo của Apophis thường xuyên đi ngang qua Trái đất. Dữ liệu radar và dữ liệu quang học mới nhất cho thấy chúng ta đang ở gần Apophis khi nó lướt qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách chỉ 30.000km vào năm 2029.

Nếu Apophis va vào Trái đất, tác động của vụ nổ được tính toán tương tự với khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân phát nổ cùng một lúc.

2010 RF12

Tiểu hành tinh này đứng đầu cả Danh sách Sentry (hệ thống giám sát tác động vào Trái đất) và danh sách nguy hiểm của ESA. Nó hiện đang cách Trái đất khoảng 215 triệu km và đang di chuyển với tốc độ 117.935 km/h.

May mắn thay, nó nặng, tương đối nhỏ, 500 tấn và có đường kính khoảng bảy mét. Tác động dự báo sẽ ít hơn một chút so với thiên thạch rơi xuống thành phố Chelyabinsk của Nga năm 2013, làm hư hại hàng ngàn tòa nhà và làm hàng trăm người bị thương.

2010 RF12  sẽ ngang qua Trái đất vào ngày 13/8/2022.

2000 SG344

2000 SG344 là một phần của một nhóm được gọi là tiểu hành tinh Aten, có quỹ đạo rất sát với Trái đất. Nó được dự đoán sẽ có thể va vào Trái Đất trong ba hoặc bốn thập niên tới.

Với đường kính chỉ 50 mét, nó có kích thước tương đối nhỏ nhưng vẫn lớn gấp đôi so với thiên thạch Chelyabinsk gây ra rất nhiều thiệt hại cách đây sáu năm.

2000 SG344 hiện đang đi xuyên vũ trụ với tốc độ hơn 112.000 km/h và đang tiến gần Trái đất 1,3km mỗi giây.

Các tiểu hành tinh không bị phát hiện

Tất nhiên, một phần lớn mối nguy hiểm từ các vật thể không gian là chúng ta không phát hiện ra chúng. Thiên thạch Chelyabinsk đã rơi vào bầu khí quyển Trái đất mà không bị phát hiện. Vụ nổ của nó đã giải phóng năng lượng gấp 30 lần so với các quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản vào năm 1945.

Gần đây nhất, vào tháng 12 năm ngoái, một tiểu hành tinh khác đã nổ tung trên Biển Bering. Vụ nổ mạnh gấp 10 lần so với những quả bom rơi xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki.

Hy vọng rằng Ngày tiểu hành tinh quốc tế sẽ thúc đẩy các nhà chức trách trên toàn thế giới cải thiện cách họ phát hiện các vật thể vũ trụ có khả năng gây ra hậu quả thảm khốc.

Cập nhật: 01/07/2019 Theo PLO
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video