Hàng chục cân vàng rải quanh quan tài cháu trai Hán Vũ Đế

Lăng mộ hoàng đế tại vị 27 ngày: "Sững người" thấy thứ bên trong

Dù mới khai quật lớp ngoài quan tài cháu trai Hán Vũ Đế nhưng các nhà khảo cổ đã thu được hàng trăm đồ tạc tác bằng vàng với trọng lượng gần 40kg.


Các nhà khảo cổ học Trung Quốc khai quật được gần 100 thỏi vàng hình móng ngựa và vàng miếng cỡ lớn ở lớp ngoài quan tài kép ngôi mộ chính tại khu nghĩa trang cổ thời đại Tây Hán ở Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây. (Ảnh: China News).

Nghĩa trang này rộng khoảng 40.000m2, gồm 8 ngôi mộ, trong đó mộ chính được cho là nơi chôn cất Xương Ấp Vương Lưu Hạ, cháu trai Hán Vũ Đế - hoàng đế thứ 9 trị vì nhà Hán (140 - 87 trước Công nguyên).


Theo Xinhua, khu nghĩa trang bắt đầu được khai quật từ 5 năm trước, đến nay đã khai quật được hơn 20.000 cổ vật. (Ảnh: China News).

Hán Vũ Đế truyền ngôi cho Hán Chiêu Đế, nhưng người này 21 tuổi đã qua đời mà không có người nối dõi, buộc các đại thần phải đưa cháu nội ông là Lưu Hạ lên làm vua. Sau 27 ngày tại vị, Lưu Hạ bị truất ngôi. Ông này qua đời năm 59 trước Công nguyên, ở tuổi 33.


Các nhà khảo cổ học khai quật được 96 đồng vàng, 33 thỏi vàng móng ngựa, 15 thỏi vàng móng hươu, 20 tấm vàng. (Ảnh: China News).


Một thỏi vàng đúc chữ "Thượng". (Ảnh: QQ).

Vàng móng ngựa trong quan tài phân ra làm hai loại to và nhỏ, bên trên đúc chữ "Thượng", "Trung", "Hạ". Các chuyên gia chưa giải thích về ý nghĩa những ký tự này.


Thỏi vàng đúc chữ "Trung". (Ảnh: QQ).


Thỏi vàng có chữ "Hạ". (Ảnh: QQ).


Bên dưới thỏi vàng hình móng ngựa được chạm trổ hoa văn tinh xảo.


Những mảnh bám vào thỏi vàng được cho là lưu ly. Đây là loại đá quý thiên nhiên, hay gọi là mắt mèo, có nhiều màu sắc. Về sau, lưu ly còn dùng để chỉ thủy tinh nhân tạo. (Ảnh: China News).


Mỗi tấm vàng dài khoảng 23cm, rộng khoảng 10cm, dày khoảng 0,3cm. (Ảnh: China News)

Kho báu khổng lồ được tìm thấy, nhiều thứ còn nguyên vẹn đáng kinh ngạc

Hơn 20.000 di vật đã được tìm thấy. Quả thật, kho báu khổng lồ được tìm thấy trong lăng mộ của vị hoàng đế chỉ tại vị đúng 27 ngày khiến cho nhiều nhà khảo cổ học sửng sốt. Theo các chuyên gia, chính phong tục chôn cất xa hoa của hoàng gia nhà Hán đã trở thành "thỏi nam châm" thu hút những kẻ đào trộm mộ.

Việc mộ tặc bỏ lỡ hoặc vô tình lãng quên ngôi mộ chính chôn cất Lưu Hạ, vị hoàng đế bị truất ngôi sau 27 ngày và trở thành Áp Hầu của vùng Hải Hôn, là một may mắn hiếm thấy trong hơn 2.000 năm qua.


Ấn ngọc bích khắc tên "Lưu Hạ" trong lăng mộ. (Ảnh: Xinhua).

Zhang Zhongli, một chuyên gia khảo cổ cao cấp tại Viện nghiên cứu khảo cổ học Thiểm Tây, đã mô tả việc tìm thấy những cấu trúc gỗ đặc biệt vẫn còn tồn tại sau hơn 2.000 năm trong mộ cổ. Chưa hết, bất chấp tình trạng ngập nước, đất phèn chua và khí hậu ẩm ướt ở quanh khu vực Nam Xương, những vật liệu hữu cơ bao gồm có 5 cỗ xe bằng gỗ vẫn còn màu sơn cùng với hài cốt ngựa được bồi táng.

Tuy nhiên, cũng có không ít cổ vật sơn mài ngập nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi tiếp xúc với không khí.

Trong khi đó, Yang Xiaolin, chuyên gia bảo tồn đồng của Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, cho biết, số vàng được khai quật từ lăng mộ có độ tinh khiết đáng kể, đặc biệt là với hầu hết những miếng vàng có trọng lượng khoảng 250 gram. Chỉ tính riêng 378 vật phẩm bằng vàng tìm thấy trong lăng mộ đã nặng tới 78 kg, trị giá hàng triệu USD, chưa kể tới giá trị lịch sử của chúng.

Không giống như các ghi chép trong lịch sử, các nhà nghiên cứu bất ngờ khi phát hiện ra một Lưu Hạ hoàn toàn khác. Cụ thể, những di vật tìm thấy cho thấy ông là một người rất đam mê thư pháp, tôn sùng Khổng Tử, có hiểu biết về âm nhạc khi nhóm khai quật phát hiện có nhiều bộ nhạc cụ, các bức tượng bằng đất nung mô tả lại cách chơi nhạc cụ.


Dù ngập nước, nhưng chất lượng của nhiều cổ vật vẫn gần như nguyên vẹn sau hơn 2.000 năm.

Ngoài ra, có lẽ vị hoàng đế tại vị ngắn ngủi này có sở thích sưu tầm những bảo vật nên có không ít đồ tùy táng, châu báu quý giá được bày trí trong lăng mộ của ông.

Theo ông Xin Lixang của Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, đồng thời là người đứng đầu cuộc khai quật cũng như từng dành thời gian nghiên cứu khoảng 4.000 ngôi mộ thời nhà Hán, đây là nơi chôn cất của người Hán hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện.

Hai chiếc đèn hình ngỗng được chế tác bằng đồng vẫn còn rất nguyên vẹn.

Xu Changqing, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu di tích văn hóa của tỉnh Giang Tây, nhận định: "Phát hiện này có thể giúp cho chúng tôi hiểu được tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội ở thời Tây Hán, và thậm chí còn là sự phát triển của âm nhạc, giao thông, lĩnh vực đo lường,...".

Bên cạnh đó, cỗ quan tài chứa di hài của Hải Hôn hầu Lưu Hạ cũng đã được các chuyên gia tiến hành bảo quản trong một căn phòng có ít oxy sau khi tiến hành mở nắp vào đầu năm 2016.

Lăng mộ của Lưu Hạ, vị hoàng đế chỉ tại vị đúng 27 ngày, cùng kho báu khổng lồ bên trong quả thực là một phát hiện hiếm thấy, cung cấp nhiều thông tin, sử liệu quý giá, đặc biệt là về giới quý tộc nhà Hán, một trong những triều đại có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc.

Cập nhật: 03/07/2024 Theo VnExpress/helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video