5 bệnh trẻ thường gặp trong mùa nắng

Viêm phế quản cấp do siêu vi trùng đang diễn biến thất thường và chiếm hơn 60% trong tổng số bệnh nhi nhập bệnh viện Nhi Đồng 2. Thời tiết nóng bức của tuần qua đang là dấu hiệu đặc trưng về chuyển biến phức tạp của giai đoạn chuyển mùa.

Đây thường là lúc có những bất thường về dịch bệnh và những bệnh cuối mùa nắng đối với trẻ em. Bác sĩ Trần Hữu Nhơn, Trưởng khoa Nội tổng hợp 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), cho biết trong thời tiết này trẻ thường mắc 5 loại bệnh sau:

1. Viêm phế quản cấp do siêu vi:

Đây là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp chính ở trẻ em trong những ngày qua và đang chiếm tới 60% lương bệnh nhi nhập viện Nhi Đồng 2. Tình trạng viêm nhiễm này có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào ở phổi trẻ em.

Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ho khan kéo dài và tăng dần không đàm. Khi trẻ thở ra nghe được tiếng ran ở phế quản. Cơn ho thường dai dẳng và sau đó xuất hiện đàm nhớt. Sau 7-10 ngày đàm nhớt giảm và cơn ho cũng hết dần.

Nguyên nhân: thường do nhiều loại siêu vi nên cần loại trừ phân biệt với ho gà, lao, bạch hầu, suyễn.

Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ cần loại trừ trường hợp dị dạng bẩm sinh đường thở, hóc dị vật…

Bệnh này thường gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi. Vì vậy phải sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Bệnh có tính lây lan nên cần cách ly trẻ bệnh. Để phòng ngừa cần cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường để tránh khói bụi, cho trẻ đi chích hoặc uống thuốc ngừa đúng hẹn.

Chú ý đảm bảo cho trẻ mặc ấm khi đi đường, nếu lỡ mắc mưa cần mau đưa trẻ về nhà lau khô và ủ ấm. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, không bắt trẻ thức khuya, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.


Bác sĩ Trần Hữu Nhơn, Trưởng khoa Nội tổng hợp 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM)
đang khám bệnh cho bệnh nhi (Ảnh: TTO)

2. Sốt cao giật do siêu vi

Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ đang khoẻ mạnh, chơi bình thường, bỗng tỏ ra mệt mỏi với diễn biến nhanh và sau đó sốt cao lên cơn co giật khiến cho các bậc cha mẹ hoảng hốt.

Trước lúc đưa trẻ đến bệnh viện, các bậc cha mẹ và những cô nuôi trẻ cần bình tĩnh để cắt cơn co giật bằng những việc làm cụ thể như: lau mát cơ thể bằng khăn nhúng nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể lúc bấy giờ ít nhất 2 độ.

Cụ thể, trẻ đang sốt 39 độ, thì nước ấm thấp hơn 37 độ), không chích lễ, nặng chanh… Cần dùng viên hạ sốt Paracetamol (loại nhét hậu môn) với liều dùng 10-20mg/kg thể trọng nhét vào hậu môn trẻ.

3. Sốt phát ban

Triệu chứng ban đầu thường là sốt, ho, sổ mũi và xuất hiện ban đỏ. Lúc đầu, ban đỏ xuất hiện ở mặt, sau lan xuống bụng, tay, chân. Đặc điểm để phân biệt ban do hậu quả của sốt phát ban và ban do các nguyên nhân khác là ở chỗ thường thể hiện những chấm mịn như cám, màu đỏ, tuyệt đối không có các chấm bể miệng.

Ban thường lặn sau 3 ngày nhưng không mọc lại và có thể vài lần như thế.

Trẻ sốt phát ban thường không gây hoảng hốt nhiều cho cha mẹ như trẻ bị sốt lên cơn co giật như siêu vi, nhưng thường được nhận biết muộn và do chủ quan nên thường dẫn đến nhiều hậu quả khác.

Quá trình xử lý tại nhà: lưu ý là chỉ cho trẻ ăn các thức ăn dễ gây dị ứng ngoài da như cá biển, cua, ốc… Việc lau rửa, vệ sinh cho trẻ chỉ tiến hành vào buổi trưa, dùng nước ấm và lau nhanh.

4. Tiêu chảy cấp mất nước nặng

Các thức ăn, uống, nhất là hàng rong, vào thời điểm này thường bị nhiễm khuẩn bởi các loại khuẩn như E.Coli, phẩy khuẩn tả… Vi khuẩn hay siêu vi theo thức ăn vào ruột gây viêm ruột non cấp tính, niêm mạc và gây rối loạn hấp thụ.

Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như trẻ ói, sau đó đi tiêu ra phân lợn cợn nước, có đàm, có lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, sốt, bụng chướng.

Ở mức độ tiêu chảy cấp mất nước nặng thì sẽ có 2 trong 4 dấu hiệu đặc trưng sau: li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng không uống được hoặc uống rất ít, véo vào da thấy dấu véo mất chậm. Trong tình trạng này việc cần thiết là bù ngay lượng nước cho cơ thể trẻ, nếu trẻ không uống được thì bù bằng cách cho truyền tĩnh mạch với dung dịch được chọn là Lactate Ringer và khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu.

5. Viêm màng não

Nguyên nhân là do vi trùng, hay siêu vi trùng gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Cần phải được chẩn đoán sớm để điều trị sớm, tránh những tổn thương não bộ và hệ thần kinh cùng các biến chứng.

Dấu hiệu lâm sàng: sốt, dã dượi, nhức đầu, cổ gượng, thóp phồng (ở trẻ nhỏ), co giật lơ mơ, có dấu thần kinh định vị.

Bác sĩ thăm khám lâm sàng có dấu Kerning và dấu Brudzinski, đôi khi xuất hiện liệt dây thần kinh.

Cách phòng ngừa: Tiêm chủng cho trẻ, tránh tiếp xúc với trẻ bị viêm màng não, sinh hoạt - ăn uống hợp vệ sinh.

BS TRẦN HỮU NHƠN

Theo Tuổi trẻ Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video