5 công việc trả lương cao ngất mà vẫn không mấy ai thèm nhận

Nghề nghiệp bạn chọn hiện tại đã bão hòa với quá nhiều sức ép cạnh tranh và mức thu nhập ít ỏi. Nếu vậy, liệu bạn có hứng thú với việc đổi sang một công việc khác không những được trả lương cao gấp 2-3 lần bình thường mà vẫn còn thiếu nhân lực trầm trọng không?

Một số công việc thậm chí còn không yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học, chỉ cần chút khéo léo và tinh thần sẵn sàng không ngại hiểm nguy gian khổ là a lê hấp! Bạn đã được nhận. Thử lướt qua danh sách 5 công việc có mức lương cao tới đáng ngạc nhiên dưới đây để xem liệu bạn có đủ dũng cảm để theo đuổi chúng hay không:

1. Dọn dẹp hiện trường vụ án


Tổng thu nhập một năm của một nhân viên dọn dẹp hiện trường vụ án có thể lên tới 6 con số.

Tại những thành phố có tỉ lệ phạm tội cao, tổng thu nhập một năm của một nhân viên dọn dẹp hiện trường vụ án có thể lên tới 6 con số. Công việc chủ yếu của họ là khoác lên mình bộ quần áo chống độc và dọn dẹp hiện trường các vụ giết người hay những phòng chế ma túy đá.

Để làm được công việc này bạn cần có sức chịu đựng cực tốt, bởi việc cọ sạch máu trên tường hay là nhặt những mảnh thịt người vương vãi trên thảm (sau khi các điều tra viên đã di dời những phần xác lớn hơn) sẽ trở thành công việc hàng ngày của bạn.

Theo đó, nhân viên lau dọn hiện trường thường được gọi tới để làm vệ sinh nơi xảy ra các vụ tai nạn, giết người, tự tử hoặc nơi phát hiện thi thể đã chết từ lâu, các cơ sở sản xuất chất cấm... và khôi phục như tình trạng ban đầu. Trong quá trình làm việc, nhiều khi những người này còn có thể tìm thấy nhiều vật chứng bị giấu kín mà cảnh sát không tìm thấy.

Để hoàn thành việc dọn dẹp hiện trường, người trong nghề phải trải qua một khóa huấn luyện. Họ được cung cấp những kiến thức về cách xử lý hiện trường khi xảy ra các vụ giết người, tự tử hay tai nạn… Thậm chí, trước khi bước ra ngoài thực tế, họ sẽ phải thực hành dọn dẹp những hiện trường án mạng giả.

Điều khó nhất với các nhân viên dọn dẹp không phải là hiện trường đầy máu, đống rác bừa bộn hay đối phó với đám ruồi nhặng, giòi bọ, mà là mùi tử khí nơi xảy ra vụ án. Bên cạnh đó, vì sau khi chết, dịch cơ thể và máu có khả năng chứa vi khuẩn gây bệnh như HIV, các thể viêm gan, vi khuẩn bệnh than, thậm chí là virus Ebola. Tất cả những thứ này đều là tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó.

2. Quản lý mỏ


Mức lương trung bình của một quản lý mỏ rơi vào khoảng 160.000 USD.

Mức lương trung bình của một quản lý mỏ rơi vào khoảng 160.000 USD, dựa theo điều tra của PayScale. Tuy nhiên để nhận được mức lương hấp dẫn này, họ cũng phải đánh đổi bằng sức khỏe, thậm chí cả mạng sống của mình. Làm việc tại một mỏ than, bạn sẽ phải lường trước nguy cơ hít phải các loại bụi độc, ngạt khí, rò rỉ gas gây nổ và đương nhiên không thể loại bỏ khả năng hầm mỏ bị sập.

Con số 30 người lao động tử vong hàng năm tại Mĩ do tai nạn hầm mỏ chứng tỏ đây không phải là một công việc dễ dàng chút nào. Ở các quốc gia kém phát triển hơn, người lao động còn thường mắc phải bệnh phổi ám đen và các bệnh hô hấp bình thường hiếm gặp, do phải làm việc trong điều kiện vô cùng tồi tệ và thiếu các trang thiết bị bảo hộ cần thiết.

3. Cho thuê toilet di động


Công việc cho thuê toilet di động mang về cho Eliza Kendall từ 100.000 đến 120.000 USD mỗi năm.

Công việc cho thuê toilet di động mang về cho Eliza Kendall từ 100.000 đến 120.000 USD mỗi năm, một mức thu nhập đáng ghen tị ngay cả với những công ty hoạt động cùng lĩnh vực này. Mấu chốt của thành công đến từ ý tưởng nâng cấp những buồng toilet thông thường trở nên tiện nghi hơn với cảm biến ánh sáng và xịt khử mùi tự động.

Những chiếc toilet này thường được thuê để sử dụng tại những bữa tiệc và đám cưới sang trọng, đem đến một lựa chọn tuyệt vời hơn hẳn những nhà vệ sinh di động cũ kĩ ám mùi. Tuy nhiên dù bề ngoài có hào nhoáng đến đâu thì xét cho cùng bạn vẫn phải làm việc cùng những buồng toilet ngột ngạt với chất thải được trữ lại không có nơi để xả đi ngay sau khi kha khá người đã sử dụng qua, cũng không mấy khác biệt so với những thiết bị rẻ tiền hơn.

4. Bác sĩ chuyên khoa chân


Một bác sĩ chuyên khoa chân lành nghề được trả khoảng 175.000 USD/năm.

Một bác sĩ chuyên khoa chân lành nghề được trả khoảng 175.000 USD/năm. Tuy nhiên, nếu cảnh tượng ngón chân rỉ mủ khiến bạn rùng mình, đây chắc chắn không phải nghề nghiệp dành cho bạn. Khác hẳn với thợ làm móng, người làm việc cùng những bàn chân được chăm chút kĩ lưỡng tại salon, bác sĩ chuyên khoa chân hàng ngày phải xử lí những ca viêm kẽ chân, lở loét hay móng chân mọc ngược.

Một chướng ngại không nhỏ nữa chính là mức chi phí đắt đỏ để theo học ngành này, với mức lãi suất cho vay dành cho sinh viên cao hơn rất nhiều so với các ngành y khác.

5. Đánh bắt cua Alaska


Điều kiện làm việc tại vùng biển Bắc Băng Dương là nơi cực kì khắc nghiệt.

Chỉ trong vòng 8 tuần, một ngư dân có thể kiếm được số tiền lên tới 50.000 USD nhờ vào việc đánh bắt cua hoàng đế Alaska. Thế nhưng trước khi cân nhắc theo đuổi công việc có mức lương rất hời này, bạn cần phải hiểu rõ mức độ nguy hiểm của nó.

Theo như chương trình The Deadliest Catch đã mô tả, điều kiện làm việc tại vùng biển Bắc Băng Dương, nơi loài cua này sinh sống, là cực kì khắc nghiệt. Thời gian làm việc kéo dài 20 giờ/ngày ở mức nhiệt độ quanh năm dưới 0 độ C cùng sóng biển dữ dội có thể đẩy con người tới giới hạn cực độ của sự chịu đựng.

Nhiều người đã bỏ mạng trong vòng một năm do suy kiệt sức lực hay tai nạn ngã khỏi mạn tàu. Nguy cơ bị gãy chân, tay hay người bị mắc vào dây thừng và bị quăng khỏi boong tàu trơn trượt là rất cao, đặc biệt vào thời điểm mùa đông với những đợt biển động khiến ngư dân dày dạn kinh nghiệm cũng phải khiếp sợ.

Cập nhật: 19/09/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video