5 dòng họ chiếm hơn 433 triệu người Trung Quốc, gồm những họ nào?

Nếu bạn ngẫu nhiên hỏi một người trên đường phố Trung Quốc về họ của họ, rất có thể câu trả lời nhận được sẽ là Trương, Lý, Vương, Lưu hoặc Trần. Đây là 5 dòng họ phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay, chiếm tới hơn 433 triệu người.

5 dòng họ trên chiếm tới hơn 433 triệu người Trung Quốc, tương đương 30% dân số nước này.

Với khoảng 1,37 tỷ người, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng lại thuộc nhóm nước ít họ nhất. Theo điều tra dân số, Trung Quốc chỉ có khoảng 6.000 họ.


Trải qua biến động lịch sử, nhiều dòng họ ở Trung Quốc đã biến mất. (Ảnh: CNN).

Hơn 1,2 tỷ người Trung Quốc, chiếm gần 90% dân số, chỉ thuộc 100 họ. Để so sánh, Mỹ – quốc gia dân số chỉ bằng 1/4 Trung Quốc – lại có tới 6,3 triệu họ.

Có một vài lý do giải thích cho bất ngờ thú vị này.

Trung Quốc tuy đông dân nhưng lại ít đa dạng về chủng tộc hơn so với quốc gia có nhiều dân nhập cư như Mỹ.

Ngôn ngữ và chữ viết cũng góp phần quan trọng về số lượng họ của một quốc gia. Bạn không thể tự ý thêm một nét ngẫu nhiên vào chữ Trung Quốc để tạo ra một họ mới. Tuy nhiên, bạn có thể thêm một vài chữ cái mới vào một từ tiếng Anh.

Nhiều dòng họ hiếm ở Trung Quốc ngày càng biến mất dần theo thời gian bởi điều ít ai ngờ tớicông nghệ.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số Trung Quốc đã thay đổi đáng kể đời sống của người dân nước này. Chữ viết và ký tự Trung Quốc cũng ngày càng được chuẩn hóa, thống nhất và lưu vào cơ sở dữ liệu máy tính.

Điều này đồng nghĩa với việc những người mang họ hiếm, tức có ký tự đặc biệt trong tên sẽ có nguy cơ không tương thích với dữ liệu máy tính. Nhiều người Trung Quốc phải thay đổi họ của mình cho "dễ sống" hơn.

"Suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc từng có lúc ghi nhận hơn 20.000 họ khác nhau. Ngày nay, Trung Quốc chỉ còn hơn 6.000 họ được sử dụng", Chen Jiawei – giáo sư tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh – nói.


Mỹ có hơn 6,3 triệu họ do là quốc gia có dân số nhập cư lớn. (Ảnh: CNN).

"Ở Trung Quốc, thời phong kiến thường nhắc đến cụm từ "muôn dân trăm họ". Cụm từ này xuất phát từ một cuốn sách thời nhà Tống có tên "Trăm họ". Cuốn sách này liệt kê hàng trăm họ phổ biến nhất ở Trung Quốc lúc bấy giờ", giáo sư Chen cho hay.

Theo giáo sư Chen, lịch sử Trung Quốc mặc dù dài, nhưng đầy rẫy những bất ổn chính trị, di cư và chiến tranh. Họ của một người thường bị thay đổi theo biến động của lịch sử. Nhiều dòng họ ngày càng bị mai một và mất đi.

"Nhiều người cũng thay đổi họ của mình để dễ hòa nhập hơn với xã hội. Họ tự ý bỏ bớt các nét đặc biệt trong họ của mình đi cho giống với họ của người khác. Một số người đổi họ để hy vọng gặp nhiều may mắn hơn hoặc sợ xui xẻo", giáo sư Chen nói.

Theo Tân Hoa Xã, với việc Trung Quốc đang bước vào thời đại kỹ thuật số, gần như mọi thứ, từ đặt lịch đến mua vé tàu đều chuyển sang trực tuyến, một người mang họ hiếm sẽ gặp nhiều trở ngại.

Mang họ hiếm có thể khiến bạn gặp khó khăn khi mở tài khoản ngân hàng trực tuyến, đăng ký thuê bao điện thoại, sử dụng thanh toán trực tuyến… theo tờ báo Trung Quốc,

Một vấn đề nan giải nữa là không phải tất cả các chữ của Trung Quốc đều được mã hóa.Tân Hoa Xã ghi nhận, vào năm 2017, khoảng 32.000 Hán tự đã được mã hóa, nhưng vẫn còn hàng chục ngàn chữ khác còn sót lại.

Cũng theo hãng tin trên, tính tới năm 2017, có tới 60 triệu công dân Trung Quốc gặp khó khi viết họ của mình.

Một yếu tố khác khiến số lượng họ tại Trung Quốc tiếp tục giảm xuống là nỗ lực chuẩn hóa ngôn ngữ của Bắc Kinh.

Nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc lại dùng các phương ngữ khác nhau của tiếng Quan Thoại. Sự phân hóa này sâu sắc đến nỗi nhiều vùng không thể hiểu được ngôn ngữ của nhau.

Hệ quả là bảng chữ cái tiếng Hoa phổ thông đã ra đời vào năm 2013, được lãnh đạo nhà nước khen ngợi là "bước khởi đầu" để chuẩn hóa tiếng Hoa.

Bảng chữ này bao gồm 8.000 ký tự, tức chỉ một phần nhỏ trong số các chữ cái đang tồn tại trong Hán tự. Dù thế, bảng chữ này được áp dụng trong giáo dục và đào tạo, sách báo, và nhiều loại hình văn bản khác nhau.

Cập nhật: 09/09/2024 Dân Việt/Trung Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video