5 đột biến khiến cúm gia cầm thành đại dịch

Dịch cúm gia cầm H5N1 có thể gây chết người, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành đại dịch vì virus này chưa thể lây truyền từ người sang người. Điều này có lẽ sẽ thay đổi: 5 đột biến chỉ trong 2 gene cho phép virus lây lan giữa các loài động vật có vú trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa, virus này vẫn gây chết người dù có thể đột biến.

>>> Dịch cúm A/H1N1 "hạ nhiệt" ở Nam bán cầu

Virus này lây truyền hiệu quả như cúm theo mùa, ông Ron Fouchier, Giáo sư đến từ Trung tâm y tế Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan, người dẫn đầu nghiên cứu mới cho biết.

H5N1 đã tiến hóa trong các loài gia cầm ở Đông Nam Á và lan tràn khắp lục địa Á Âu kể từ năm 2004. Trong khoảng thời gian này, đã có 565 người bị nhiễm và 331 người chết. Không có dòng vi khuẩn nào lây lan dễ dàng và nhanh giữa các loài động vật có vú xuất hiện, dù đã có hàng triệu gia cầm nhiễm bệnh và cả ở người cũng như chó mèo.

Các nỗ lực tạo ra một loài virus tương tự trong phòng thí nghiệm đã thất bại và một số chuyên gia nghiên cứu virus học nghĩ rằng, đơn giản H5N1 không thể làm được điều này.


Đầu tiên họ tạo 3 đột biến trên virus H5N1 có thể
điều chỉnh để cúm gà thích ứng ở người.

Công trình của nhóm Fouchier lại khẳng định điều ngược lại. Đầu tiên họ tạo 3 đột biến trên virus H5N1 có thể điều chỉnh để cúm gà thích ứng ở người.

Phiên bản virus này đã giết chết loài chồn sương, loài phản ứng với virus theo cách tương tự như con người. Mặc dù vậy, virus lại không lây truyền giữa chúng.

Sau đó các nhà nghiên cứu lấy virus từ chồn sương bị bệnh chuyển qua nhiều con khác, một kỹ thuật chuẩn để làm cho mầm bệnh thích ứng với một loài động vật. Họ lặp lại quy trình này 10 lần với chính sách kiểm soát nghiêm ngặt. Những con chồn sương vòng thứ 10 sinh ra dòng virus H5N1 có khả năng lây lan sang những con khác trong cùng một chuồng tách biệt và giết chết chúng.

Quá trình này tạo ra virus với nhiều đột biến mới nhưng chỉ có 2 đột biến xuất hiện trong tất cả số virus đó. Hai đột biến và 3 loại mới bổ sung cho thấy rằng chỉ cần 5 đột biến là đủ làm cho virus lây lan qua hệ hô hấp. Hiện tại, Fouchier hiện đang thử nghiệm virus H5N1chỉ tạo từ 5 đột biến này.

Tất cả các thể đột biến này đều tách biệt trong H5N1 ở gia cầm. Nếu chúng xuất hiện một cách riêng biệt thì chúng có thể xuất hiện cùng nhau, điều này nghĩa là H5N1 lây truyền từ người qua người có thể tiến hóa ở trong gia cầm nơi nó đã lây truyền mà không cần có thời gian ở trên động vật có vú như lợn, ông giải thích.

Peter Palese, một chuyên gia về bệnh cúm ở Thành phố New York nghi ngờ rằng việc H5N1 có thể biến đổi thích ứng với động vật có vú là điều chưa thuyết phục.

“Chồn sương không phải là con người. H5N1 đã tồn tại được một khoảng thời gian dài nhưng vẫn chưa đột biến thành một dạng có thể lây truyền từ người sang người”, ông nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng nó chưa biến đổi không có nghĩa là không thể biến đổi. May mắn mắn cho chúng ta là chúng còn ở xa giai đoạn phát triển đó.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video