5 hành tinh quái dị nhất vũ trụ lộ diện trong năm qua

Trong năm 2019, các nhà thiên văn học đã tóm được nhiều ngoại hành tinh kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng, khác xa mọi thiên thể trong Hệ Mặt trời.

1. Hành tinh "đào tẩu"

Tháng 6-2019, nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Valparasío (Chile) đã xác định được một dạng hành tinh được đặt biệt danh là "ploonets". Chúng là những mặt trăng... bỏ trốn, rời khỏi hành tinh của chúng và lao về phía sao mẹ của hệ hành tinh đó như một con thiêu thân.


Một mặt trăng ngoài hành tinh có thể hóa thân thành hành tinh "đào tẩu" - (ảnh đồ họa từ NASA).

Số phận của những mặt trăng bỏ trốn này thường không may mắn, hầu hết chúng chỉ có thể sống sót trong vòng 1 triệu năm. Ploonets chết theo nhiều cách: va chạm với hành tinh chủ nhân cũ của nó và vỡ tan, bị lực hấp dẫn của hành tinh chủ và ngôi sao mẹ của hệ hành tinh xé toạc, bị sao mẹ nuốt chửng. Tuy nhiên, một số ít đã thoát hiểm, bắt đầu quỹ đạo mới quanh sao mẹ, trở thành một hành tinh thực sự cho dù có lẽ, chúng cũng yểu mệnh, vì các nhà khoa học đã nắm bắt được "chữ ký ánh sáng" đến từ bầu khí quyển và vật chất thất thoát từ các "mặt trăng bỏ trốn" này.

2. Hành tinh có... 3 mặt trời


Ảnh đồ họa từ NASA

Nếu đứng trên hành tinh mang tên LTT 1445Ab, cách Trái đất 22,5 năm ánh sáng, bạn sẽ thấy nó có cùng lúc 3 mặt trời đỏ, trong đó một mặt trời rất lớn, 2 cái khác mờ và nhỏ hơn. Đó thực ra là hệ thống 3 sao lùn đỏ, và hành tinh nói trên quanh quanh 1 trong 3 ngôi sao với mỗi vòng quanh chỉ mất 5 ngày trái đất. Do rất gần ngôi sao chính, dù đó chỉ là một sao lùn đỏ yếu hơn nhiều so với mặt trời, nhiệt độ bề mặt hành tinh cũng lên tới 160 độ C.

3. "Hành tinh méo" trông như.. quả bóng bầu dục


Ảnh đồ họa từ STSci)/NASA/ESA

Hành tinh mang tên WASP-121b được phát hiện tháng 8-2019 thực sự khiến mọi người kinh ngạc, bởi nó không hề tròn mà mang hình bầu dục.

Hình dáng kỳ lạ đó là do vị trí quá gần sao mẹ của hành tinh đã khiến nó bị lực hấp dẫn của sao mẹ gần như xé toạc, làm hình dạng quả cầu ban đầu bị méo mó. Nhiệt độ khí quyển của hành tinh quái dị này lên tới 2.538 độ C, và có thể nó sẽ sớm bị phá hủy bởi cuộc giằng co với sao mẹ.

4. Hành tinh có mẹ là.... lỗ đen quái vật


Ảnh đồ họa từ Paramount Pictures

Nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Kagoshima (Nhật Bản) đã chứng minh sự tồn tại của một "hệ mặt trời" quái dị, trong đó có thể có tới... 10.000 hành tinh. Lạ lùng hơn, trung tâm của nó không phải là một ngôi sao mà là một "lỗ đen quái vật" – biệt danh mà các nhà thiên văn học dùng để chỉ dạng lỗ đen siêu khối cực kỳ to lớn và mạnh mẽ.

Để có thể tồn tại mà không bị nuốt chửng, các hành tinh gần nhất trong hệ này phải nằm cách "mặt trời lỗ đen" ít nhất 10-30 năm ánh sáng, trong khi trái đất của chúng ta chỉ cách mặt trời 0,00001581 năm ánh sáng!

5. Hành tinh bằng 4.134 lần Trái đất là con của "người mẹ ma"


Sao lùn trắng, một xác chết sao - (ảnh đồ họa từ NASA).

Dữ liệu của Kính viễn vọng không gian Kepler, thông qua phân tích của các nhà thiên văn từ Đại học São Paulo đã hé lộ một hành tinh "siêu khủng", nặng tới 13 lần Sao Mộc, tức 4.134 lần trái đất của chúng ta, cho dù nó là một hành tinh khí.

Hành tinh này có 2 ngôi sao mẹ, là một cặp nhị phân tên KIC 10544976, nhưng chỉ có... 1 mẹ còn sống. Người mẹ sống là một sao lùn đỏ bé nhỏ, ánh sáng yếu, trong khi "người mẹ ma" là một sao lùn trắng, tức chỉ là phần xác chết sao còn lại sau khi một ngôi sao đã già yếu và nổ tung thành siêu tân tinh.

Và có thể người mẹ thực sự của hành tinh này chính là ngôi sao chết: nó đã sinh ra từ vụ nổ siêu tân tinh, sau đó sống nhờ vào "mẹ nuôi" còn sống.

Cập nhật: 08/02/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video