5 lần các nhà khoa học cho động vật dùng thử.... chất kích thích và cái kết đầy ái ngại

Nhận thấy những tác động tiêu cực của các chất gây nghiện lên đời sống con người, giới khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên động vật với hi vọng sẽ phát hiện điều gì đó giúp chúng ta làm giảm ảnh hưởng xấu của thuốc. Dưới đây là 6 cuộc thí nghiệm tiêu biểu và những gì họ đã học được.

1. Bạch tuộc: bỗng dưng thích kết bạn

Khoa học từng chứng minh rằng: các thiên tài thì thường cô độc, và bạch tuộc có lẽ cũng là một ví dụ điển hình cho điều này. Chúng rất thông minh và có khả năng học tập khá xuất sắc nhưng quả thực các cá thể loài này đều thích sống một mình, chỉ chủ động giao tiếp với đồng loại vào mùa sinh sản mà thôi.

Tuy nhiên, khi được dùng thử thuốc lắc, bạch tuộc đột nhiên... trở nên thân thiện, thích kết giao và dành nhiều thời gian hơn ở cạnh đồng loại. Một số còn được ghi nhận là đã ôm những con bạch tuộc mà chúng chơi cùng.

Hóa ra, cơ chế tiếp nhận thuốc lắc của người và bạch tuộc khá giống nhau. Thuốc lắc kích thích cơ thể giải phóng hormone serotonin – còn được biết đến với cái tên hormone "hạnh phúc". Hormone này ảnh hưởng đến tâm trạng và cách chúng ta tương tác với nhau.

Tuy không rõ bạch tuộc ra sao, nhưng ở người thì sau những phút giây vui vẻ, thuốc lắc sẽ để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, bởi vậy nên nhiều quốc gia đã liệt nó vào chất cấm.

2. Ong: "sa ngã", bỏ làm đi tìm thuốc

Trong một thời gian rất dài, các nhà khoa học từng tin rằng phần lớn côn trùng không thể bị nghiện. Bởi lẽ, các loài thực vật được dùng để chiết xuất chất kích thích chứa nhiều chất hóa học được ví như thuốc trừ sâu tự nhiên nên thường không bị sâu bọ phá hại. Khi côn trùng ăn vào, chúng sẽ mất kiểm soát và "ngã" khỏi cây.

Thế nhưng khi thí nghiệm về tác động của cocaine trên ong, kết quả khác xa những điều ta dự đoán. Ong khi được bôi một lượng nhỏ cocaine trên thân có xu hướng trở nên "tăng động"và phấn khích quá mức.

Thông thường, ong sẽ lúc lắc phần thân để báo hiệu về chất lượng mật hoa với đồng loại. Mật càng tốt thì lắc càng nhiệt. Tuy nhiên khi đang "phê pha", bất chấp loại mật đó ra sao, ít hay nhiều, chúng vẫn lắc ác chiến nhất có thể, nhiều khi báo hại cả tổ phải chạy theo vô ích.

Sau một tuần bay bổng, các nhà nghiên cứu quyết định cho chúng dừng thuốc. Ong biểu hiện nhiều triệu chứng tương tự như con người: mệt mỏi, thiếu nhiệt tình trong công việc và khả năng nhận thức – ghi nhớ bị suy giảm. Một số ít nghiện nặng còn được ghi nhận rằng chúng không chỉ tập trung tìm mỗi mật hoa nữa mà còn tìm cách để có thuốc.

3. Ruồi giấm: trầm cảm cô đơn thích uống rượu


Tôi lạc quan giữa đám đông nhưng khi một mình thì lại không.

Chúng ta xưa nay vẫn biết rằng mọi thức uống có cồn đều ít nhiều gây ra sự phấn khích nhất định cho não bộ. Nó kích hoạt cơ thể giải phóng dopamine làm chúng ta cảm thấy thích thú, vui vẻ và yêu đời. Vì vậy trước khi làm thí nghiệm, các nhà khoa học cho rằng ruồi nào cũng như ruồi nào thôi, đều sẽ chết mê chết mệt vì rượu cho mà xem.

Sai bét! Thì ra, những con ruồi đã được giao phối dường như không mấy hứng thú với đồ ăn có trộn với rượu, chúng thích loại bình thường hơn. Trái lại, những con bị đồng loại từ chối có xu hướng nạp vào cơ thể lượng rượu nhiều gấp 4 lần.

Trong các nghiên cứu sau đó, chúng ta phát hiện rằng điều này diễn ra tương tự ở người, đồng nghĩa với việc ta sống càng lành mạnh thì sẽ càng khó bị nghiện rượu.

4. Khỉ cái bị vô sinh khi uống quá nhiều rượu

Ngoài việc cố gắng sinh hoạt điều độ, chúng ta cũng có thể lấy những ví dụ về hậu quả của rượu làm động lực cho ta từ bỏ đấy chứ. Một thí nghiệm trên khỉ Macaca đã chỉ ra rằng những con cái bị nghiện rượu sẽ có xu hướng bị ngừng rụng trứng. Điều này có lẽ phần nào giải thích được hiện tượng vô sinh do uống nhiều rượu ở nữ giới loài người.

5. Nhện: giăng lưới bậy bạ

Lại thêm một loài côn trùng nữa không thể làm ăn đến nơi đến chốn khi sử dụng chất gây nghiện, đó là nhện.

Các dân chơi này có lẽ là những đối tượng thí nghiệm được dùng thử nhiều loại thuốc nhất. Với mỗi loại ta đều thu được một phản ứng riêng nhưng nhìn chung, nhện trở nên "lười" hơn, có xu hướng bỏ qua những đường giăng tơ dài và khó. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, thuốc được dùng càng độc đối với nhện thì lưới dệt càng xấu và méo mó.

Cập nhật: 06/07/2019 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video