5 sự thật hấp dẫn về vũ trụ sẽ “thổi bay” mọi điều bạn biết về lĩnh vực này

Vũ trụ tồn tại rất nhiều bí ẩn, mà nếu không chịu tìm hiểu thì chẳng bao giờ chúng ta biết được cả.

Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về vũ trụ rộng lớn, kỳ diệu này. Nó ẩn chứa những bí mật mà nếu như không chịu tìm hiểu, có lẽ cả cuộc đời này bạn cũng chẳng thể biết được.

1. Hệ mặt trời cũng có mưa - nhưng không phải như bạn tưởng


Hệ Mặt trời cũng có mưa, đó là mưa sao băng.

Mưa, nhưng mà là mưa sao băng. Đó là các mảnh vụn thiên thể trong Hệ Mặt trời rơi xuống Trái đất, với trọng lượng lên tới hàng tấn!

Hầu hết chúng bốc hơi theo một đường đi tuyệt đẹp, tạo thành những ngôi sao băng mà chúng ta vẫn thường dùng để mơ ước. Nhưng chúng không đáng sợ, vì hầu hết thời gian các sao chổi và tiểu hành tinh này trôi lững lờ trong khoảng không gian liên hành tinh, giữa các quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc.

Ngoài ra, chuyện sao băng rơi xuống Trái đất là rất thường tình, nhưng hầu hết đều bị đốt cháy do ma sát với khí quyển rồi.

2. Mặt trời có thể gây nhiễu sóng điện thoại của bạn


Đẹp, đầy uy lực và không thể đoán trước - đó chính là bão Mặt trời.

Đẹp, đầy uy lực và không thể đoán trước - đó chính là bão Mặt trời. Sự thật này được chứng minh từ cơn bão Mặt trời lớn nhất vào năm 1859.

Những tia sáng đã được phát ra từ Mặt trời, chúng đi trong không gian với tốc độ hàng triệu dặm một giờ. Chúng đã làm nhiễu các hệ thống điện báo và thậm chí gây ra những pha chập điện diện rộng ở Mỹ và Canada.

Nếu các cơn bão Mặt trời của quy mô này lên Trái đất xuất hiện một lần nữa, chúng có thể làm xáo trộn quỹ đạo vệ tinh, gây nhiễu tín hiệu viễn thông toàn cầu và con người sẽ chẳng thể làm gì để ngăn chặn!

3. Nhật thực toàn phần có thể sẽ không bao giờ xảy ra nữa!


Hiện tượng nhật thực đang dần biến mất, khi quỹ đạo của mặt trăng tăng lên khoảng 4cm mỗi năm.

Mặt trăng che lấp Mặt trời sẽ tạo ra nhật thực một phần hoặc nhật thực toàn phần. Tuy nhiên, hiện tượng nhật thực đang dần biến mất, khi quỹ đạo của mặt trăng tăng lên khoảng 4cm mỗi năm. Trong 600 triệu năm tới, Mặt trăng sẽ cách xa chúng ta đến nỗi nó không còn đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt trời nữa.

Nói cách khác, hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ không bao giờ xảy ra.

4. Chỉ mất một giờ để bạn du hành vào vũ trụ!


Với tốc độ của một tên lửa thông thường, bạn mất khoảng 1h để chính thức được gọi là "nhà du hành vũ trụ".

Qua tính toán về tốc độ của một tàu vũ trụ và độ cao của nó so với mặt đất, nhà vật lí người Hungary và Mỹ, Theodore von Kármán, đã phát hiện ra một ranh giới giữa bầu khí quyển Trái đất và không gian ngoài vũ trụ. Ông đặt tên nó là Karman Line.

Ranh giới Karman Line chỉ cách mặt nước biển 100km - tương đương 250 vòng đua quanh một đường chạy tiêu chuẩn Olympic! Nghĩa là với tốc độ của một tên lửa thông thường, bạn mất khoảng 1h để chính thức được gọi là "nhà du hành vũ trụ".

5. Khác hoàn toàn với điều chúng ta nghĩ, dấu chân của Neil Armstrong sẽ không in trên Mặt trăng mãi mãi


Thực tế thì dấu chân ấy sẽ biến mất theo thời gian.

Không giống như trên Trái đất, Mặt trăng không bị gió hoặc nước xói mòn do thiếu không khí và nước trên bề mặt. Chính vì thế, nhiều người tin rằng dấu chân của Neil Armstrong tại đây sẽ tồn tại mãi mãi.

Tuy nhiên, gió từ Mặt trời - một dòng các hạt tích điện tích - sẽ thay gió thường làm điều đó. Có nghĩa, dấu chân ấy sẽ biến mất theo thời gian.

Nhưng hiện tượng ấy sẽ không xảy ra một sớm một chiều. Dấu chân của Armstrong trên Mặt trăng sẽ tồn tại trong ít nhất 100 triệu năm tới cho đến khi các khối đá bị ăn mòn.

Cập nhật: 18/01/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video