6 loại rau phải chần trước khi ăn để không rước bệnh vào người

Một số loại rau cần phải chần trước khi ăn để đảm bảo hương vị, màu sắc cho món ăn, đặc biệt là giúp loại bỏ những bụi bẩn, độc tố có thể làm hại đến sức khỏe chúng ta.

Chần rau trước khi ăn hay chế biến là một thao tác trong nấu ăn, giúp làm chín sơ rau, hơn nữa còn giúp cho rau có màu sắc tươi hơn, có độ giòn, giảm vị chát, đắng. Ngoài ra còn giúp diệt trừ bụi bẩn, vi khuẩn, loại bỏ những thành phần không có lợi cho sức khỏe trong rau. Đặc biệt là 6 loại rau sau, chúng ta nên chần trước khi ăn hay chế biến để có một món ăn vừa ngon miệng vừa có lợi cho sức khỏe.

1. Mầm hương thung

Hương thung không chỉ ngon mà theo y học phương Đông, nó có tác dụng chữa bệnh nhất định như giải nhiệt, tiêu độc, cải thiện đường tiêu hóa, giúp mắt sáng, lưu thông khí huyết.

Mầm hương thung rất dễ hấp thụ nitrat trong đất và chuyển hóa thành nitrite. Thông thường, hàm lượng nitrite trong rau khá thấp, cơ bản không vượt quá 1mg/kg. Tuy nhiên, trong hương thung có hàm lượng nitrite khá cao, có lúc tính bằng đơn vị g/kg.

Hàm lượng nitrat và nitrite trong hương thung ở các thời kỳ là khác nhau, ở giai đoạn nảy mầm là thấp nhất và sẽ tăng dần theo thời gian. Nitrite có thể kết hợp với hemoglobin trong cơ thể gây trúng độc.

Thông qua chần nước sôi, có thể thấy rằng nitrite trong hương thung giảm đáng kể trong vòng 15 đến 45 giây mà vẫn giữ được vitamin C và polyphenols. Đương nhiên, sau khi chần, hương thung vẫn không có vị đắng, màu đỏ của rau nhạt bớt làm nổi bật hơn màu xanh, giúp món ăn trông hấp dẫn hơn.

2. Rau bina

Rau bina hay rau chân vịt là một loại rau vừa ngon vừa rẻ mà lại giàu khoáng chất, vitamin A, vitamin C và chống lão hóa hiệu quả. Nó cũng có tác dụng nhất định với bệnh gout, bệnh quáng gà, tiêu hóa bất thường, táo bón… Ngoài ra, rau bina giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Không lạ gì khi gọi rau bina là “vua của các loại rau”.

Tuy nhiên, loại rau này có tác hại nhất định, chẳng hạn như rất nhiều axit oxalic, trực tiếp sử dụng có thể tác dụng với canxi trong cơ thể gây loãng xương. Bên cạnh đó, axit oxalic không dễ loại bỏ, thường hình thành nên sỏi trong cơ thể.

Để loại bỏ axit oxalic khỏi rau bina, phương pháp rất đơn giản đó là chần nước sôi. Ngoài ra một số loại rau có vị đắng như rau sam, măng tươi, mướp đắng… cần được chần nước sôi lâu hơn.

3. Rau dền

Hàm lượng sắt và canxi trong rau dền không kém gì rau bina, nên rất thích hợp cho bệnh nhân thiếu máu, nữ giới và cả người lớn tuổi. Rau dền cũng giống rau bina, là một loại rau có hàm lượng axit oxalic cao. Chần nước trước khi chế biến giúp làm giảm hàm lượng axit oxalic và cả vị đắng của rau.

4. Bông cải xanh

Bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng và được xét vào top 10 thực phẩm lành mạnh của Tạp chí Time Hoa Kỳ. Bông cải xanh chứa thành phần có thể ức chế các tế bào ung thư, ngăn ngừa khối u.

Tuy nhiên, bông cải xanh rất dễ “giấu” các loại côn trùng nhỏ. Chần nước sôi trước khi ăn giúp tiêu diệt các loại côn trùng, vi khuẩn nhỏ đó. Lưu ý rằng thời gian chần không quá dài. Sau khi luộc sơ, bạn nên chần nhanh qua nước lạnh để đảm bảo độ giòn cho rau.

5. Đậu cô-ve

Đậu cô-ve xào là món ăn thường thấy ở các gia đình. Nếu đậu này không được chần qua nước sôi mà trực tiếp xào thì có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Vì vậy trước khi xào, chúng ta nên chần nó trước để loại bỏ độc tố saponin và hemagglutinin, ngăn ngừa phản ứng đường tiêu hóa.

6. Đậu lăng

Đậu lăng tươi chứa độc tố saponin và alkaloid nhưng chúng sẽ tan khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Tốt nhất là sử dụng nước sôi để chần qua đậu trước khi ăn hoặc xào cho đến khi nó thay đổi màu sắc thì mới nên ăn.

Cập nhật: 16/07/2020 Theo Báo dân sinh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video