7 điểm khác biệt giữa thú nhà và thú hoang

Theo các nhà khoa học, trong quá trình phát triển ngoài tự nhiên hoặc được thuần dưỡng bởi con người, thú nhà và thú hoang đều có những khác biệt hình thể giúp chúng thích nghi môi trường sống. Những khác biệt này giữa chúng là kết quả của quá trình tiến hóa để tự thích nghi với điều kiện sinh sống.

1. Não bộ: Cho dù có sự tương đồng về kích thước cơ thể, nhưng bộ não mèo nhà vẫn nhẹ hơn 23,9% so với đồng loại của chúng sống trong thiên nhiên. Trong khi đó, não chó nhà nhẹ hơn não chó sói 29%, và khi chỉ việc ăn và ngủ, não của lợn nhà sẽ nhẹ hơn 34% so với của những chú lợn rừng.

2. Ruột: Mèo rừng rất hiếm con có chiều dài của ruột đạt đến mức 1,5m, trong khi đó chỉ số này ở mèo nhà là 2m. Đây là kết quả của sự thích nghi với chế độ ăn ít thịt hơn ở mèo nhà.

3. So với chó nhà, chó sói có góc nhìn hẹp hơn. Góc nhìn của chó nhà là >53o, còn ở chó sói là <45o. Còn lại, chó sói có bàn chân lớn hơn, cẳng chân dài hơn, mắt vàng và những chiếc răng đều lớn hơn so với chó nhà. Thêm vào đó, ở đuôi chó sói có tuyến tiết ra mùi mang tín hiệu báo động cho các thành viên khác trong bầy, còn chó nhà lại có tuyến mồ hôi ở dưới gan bàn chân.

4. Tuy nhận được sự chăm sóc kĩ lưỡng của con người, nhưng các loài gia súc lại nhỏ hơn rất nhiều so với những đồng loại của mình sống trong thiên nhiên hoang dã. Chiều cao tính đến vai của một con bò đực trưởng thành (thuần hóa) trung bình chỉ là 1,5 m.

Bò rừng châu Âu (Ảnh: Softpedia)

Còn đối với những con bò rừng, chúng có thể đạt tới chiều cao 1,75m – tính đến vai. Hơn nữa, bò rừng còn khác bò nhà ở chỗ chúng có cặp sừng uốn cong giống hình chiếc đàn Lia của người Hi Lạp, và có một sọc vằn nhạt màu chạy dọc theo sống lưng, và những con bò đực thường có màu lông sậm hơn so với những con bò cái.

5. So với lợn nhà, những con lợn rừng thường có cẳng chân dài vì phải thích ứng với cuộc sống quanh vùng bùn lầy, cũng như để có được những bước chạy nhanh khi cần thiết, đồng thời, đầu của chúng cũng dài và hẹp hơn.

6. Loài lạc đà hoang dã có tên Bactrian đến từ vùng sa mạc Gobi (nằm giữa Trung Quốc và Mông Cổ) có thể uống được… nước mặn. Và tất nhiên, những con lạc đà đã quen sống với loài người từ lâu sẽ có kết cục là cái chết nếu chúng dại dột thử điều đó. Ngoài ra, lạc đà hoang còn có bàn chân dài hơn so với lạc đà được thuần hóa.

7. Cừu hoang không có bộ lông dày rậm như cừu nhà. Trong thiên nhiên hoang dã, cả cừu đực và cừu cái đều có sừng, nhưng sừng của những con đực lại to hơn rất nhiều. Bộ sừng của một con cừu đực trưởng thành có thể đạt tới cân nặng 14kg, bằng với trọng lượng toàn bộ xương trong cơ thể của nó gộp lại. Cừu hoang cũng to hơn cừu nhà rất nhiều. Một con cừu hoang trưởng thành có thể cao tới 1,2m và nặng đến 140kg.

Cừu hoang (Ảnh: Softpedia)

Mạnh Đức

Theo Softpedia News, Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video