13 quan niệm chưa đúng khi ăn trứng

Không quá cầu kỳ trong chế biến hay tốn quá nhiều thời gian để có ngay những món thơm ngon và bổ dưỡng từ trứng. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách sẽ gây hiệu quả ngược, thậm chí có hại cho sức khỏe.

1. Cho đường vào trứng

Cách làm này khiến protein trong trứng gà kết hợp với axit amoni trong đường glu-cô-zơ tạo thành hợp chất khó hấp thu, gây cảm giác khó tiêu, ợ chua, không tốt cho sức khỏe.

2. Ăn trứng gà sống là bổ nhất

Rất nhiều người cho rằng, ăn trứng gà tươi sống có tác dụng nhuận phổi, nhuận tràng, bổ sung nhanh chóng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tốt cho cổ họng... Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này không mấy vệ sinh bởi các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh truyền nhiễm sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

Cơ thể phần lớn không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong trứng sống.

Trứng gà sống có chứa nhiều avidin. Lượng chất này quá dư thừa trong cơ thể làm chúng ta không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, đau cơ bắp, da sưng dộp, rụng lông mày...

Kết cấu protein trong trứng gà sống vô cùng "chắc", chứa nhiều an-bu-mi-nô-ít không có lợi cho tuyến tụy. Do đó, cơ thể phần lớn không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong trứng sống. Sau khi nấu chín, cấu trúc protein mới được "nới lỏng", cơ thể chúng ta mới có thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa các chất có lợi cho sức khỏe.

3. Bà bầu ăn càng nhiều trứng gà càng tốt

Trong giai đoạn bầu bí, chức năng hấp thụ và tiêu hóa các chất yếu dần, khả năng giải độc của thận và gan giảm. Do đó, nếu thừa quá nhiều chất dinh dưỡng dễ gây thêm "gánh nặng" cho gan và thận, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Việc nạp quá nhiều protein sẽ làm đường ruột sản sinh quá nhiều a-mô-ni-ắc (NH3) và phenol, dễ dẫn tới hội chứng trúng độc protein với các biểu hiện như chướng bụng, đau đầu chóng mặt, toàn thân mệt mỏi, hôn mê....

Do đó, cần căn cứ vào nhu cầu mỗi cơ thể để nạp đủ lượng protein. Thường thì 2- 3 quả trứng gà/ ngày là đủ cho mỗi sản phụ.

Cần căn cứ vào nhu cầu mỗi cơ thể để nạp đủ lượng protein.

4. Người già nên kiêng trứng gà

Nhiều người cho rằng, trứng gà có hàm lượng cholesterol khá cao, do đó không thích hợp với người già. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng.

Trứng gà chứa nhiều lecithin- chất kết tủa mạnh, có thể làm cho cholesterol và các lipit "co cụm", giúp lưu thông máu, hạn chế cholesterol trong máu.

Ngoài ra, lecthin trong trứng gà sau khi được cơ thể tiêu hóa sẽ sản sinh ra cholin giúp nâng cao hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ.

5. Ăn trứng gà và uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành có vị ngọt dịu, chứa nhiều protein thực vật, lipit, carbohydrate, vatamin, khoáng chất...vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong đậu nành lại chứa nhiều an-bu-mi-nô-ít đặc biệt, chất này khi kết hợp với lòng trắng trứng gà sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm này.

6. Thời gian chế biến trứng càng lâu càng tốt

Thời gian chế biến trứng quá lâu sẽ làm "hao hụt" chất sắt có trong trứng và sản sinh phản ứng hóa học gây kết tủa có hại cho cơ thể, làm cơ thể khó hấp thụ được các chất sắt.

Ngoài ra, khi ở nhiệt độ quá cao, protein trong lòng trắng trứng gà sẽ chuyển biến thành các phân tử axit amino, chất này cũng bị phân hóa thành hợp chất hóa học có hại cho cơ thể ở nhiệt độ quá cao.

7. Tráng trứng nêm mì chính, gia vị

Bản thân trứng gà đã chứa lượng lớn axit glutamic, chlorination và natri, khi gặp nhiệt độ cao, các hợp chất này chuyển biến thành axt glutamic natri, chính là thành phần chủ yếu có trong mì chính. Do đó, nếu cho quá nhiều mì chính khi chế biến trứng sẽ làm mất hương vị tự nhiên của trứng. Tốt nhất không nên cho mì chính khi chế biến trứng.

Cho quá nhiều mì chính khi chế biến trứng sẽ làm mất hương vị tự nhiên của trứng.

8. Lòng trắng hay lòng đỏ tốt hơn

"Khi ăn chúng ta nên ăn cả lòng trắng lẫn lòng đỏ bởi cả hai có độ dinh dưỡng như nhau, trong lòng trắng cũng chứa lượng protein ngang lòng đỏ chứ không phải là phần bỏ đi như nhiều người lầm tưởng", bác sĩ Hào cho hay.

Theo đó, theo ước lượng, trong một quả trứng có khoảng 7 g protein, trong đó 50% ở lòng trắng, 44% ở lòng đỏ, số còn lại nằm ở vỏ và màng dưới vỏ. Còn chất béo và cholesterol đều nằm trong lòng đỏ. Do đó, thực chất, lòng trắng "lành" hơn khi vừa bổ dưỡng vừa không ảnh hưởng tới những đối tượng gặp vấn đề về cholesterol. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, khả năng đào thải cholesterol ở cơ thể chúng ta rất tốt nên với những người khỏe mạnh, việc ăn lòng đỏ không hề gây nguy hại.

9. Trứng gà ta là tốt nhất

Bản chất trứng gà, vịt, ngan, ngỗng, cút – tức các con vật khác nhau chắc chắn sẽ có sự khác nhau về thành phần dinh dưỡng song điều này không đáng kể. Trong đó, người ta lấy trứng gà là chuẩn để so sánh và cũng là loại trứng được cho rằng tốt nhất trong các loại trứng.

10. Ăn trứng ngỗng sinh con thông minh hơn

Bà bầu bổ sung trứng ngỗng thường xuyên có thể béo phì và tăng lượng cholesterol trong máu.

Hiện nay rất nhiều phụ nữ tin rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé trong bụng sinh ra thông minh hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chưa có kết luận khoa học nào khẳng định điều này. Hơn thế, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng thấp hơn trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Mặt khác, việc bà bầu bổ sung trứng ngỗng thường xuyên có thể béo phì và tăng lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và con.

11. Trứng vỏ nâu tốt cho sức khỏe hơn trứng vỏ trắng

Trên thực tế, trứng vỏ nâu và vỏ trắng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe tương đương nhau. Màu sắc vỏ trứng không có sự tương quan nào với giá trị dinh dưỡng bên trong. Những con gà có lông và dái tai màu trắng đẻ ra trứng vỏ trắng, trong khi hầu hết trứng màu nâu của những con gà có lông và dái tai màu đỏ.

12. Không nên ăn trứng vào mùa hè

Hiện không có bằng chứng khoa học nào để chứng minh quan điểm này. Trứng là thực phẩm bổ dưỡng có thể được tiêu thụ quanh năm mà không có bất kỳ hạn chế cụ thể nào theo mùa.

13. Trứng có thể làm tăng mỡ máu

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng cholesterol trong trứng có tác động rất nhỏ tới lượng cholesterol trong máu ở đa số mọi đối tượng.

"Mặc dù trứng có hàm lượng cholesterol cao, nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có thể không làm tăng mức cholesterol nhiều như suy nghĩ ban đầu. Thực tế, chất béo bão hòa có trong bơ, thịt đỏ và một số loại dầu được cho là thủ phạm làm tăng cholesterol", chuyên gia dinh dưỡng Melissa Mitri cho biết.

Cập nhật: 15/08/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video