8 hiểu lầm "chết người" về cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 đang trở lại khi một số ca tử vong đã được ghi nhận rải rác. Cách bảo vệ bản thân và gia đình là tránh những hiểu nhầm phổ biến dưới đây.

Hiểu nhầm 1: Không bị sốt là chưa bị nhiễm cúm A/H5N1. Trên thực tế, một nửa số người nhiễm cúm A/H1N1 không bị sốt. Một số người có dấu hiệu bất ổn ở dạ dày, ruột và các dấu hiệu cúm mùa.


Không bị sốt là chưa bị nhiễm cúm A/H5N1???

Điều này rất nguy hiểm vì người bệnh không biết mình đã mắc cúm A/H1N1 và không chú ý theo dõi những dấu hiệu khác như: thở ngắn, đau ngực hoặc môi xanh. Những người có những dấu hiệu này phải lập tức uống thuốc kháng virus như Tamiflu, ngay cả khi những dấu hiệu đó mới xuất hiện khoảng 2 ngày.

Hiểu nhầm 2: Đây chỉ là cúm nhẹ. Tỷ lệ tử vong còn thấp hơn cúm thông thường. Theo số liệu thống kê thì cúm A/H1N1 cướp đi mạng sống của người trẻ tuổi nhiều hơn người già.

Tuy nhiên, một khảo sát của Bệnh viện George Washington (Mỹ) cho thấy, năm 2009 nhiều người già chết vì loại cúm này. Khoảng một số người có dấu hiệu cúm rõ ràng, nhưng với một số người thì cúm A/H1N1 gây ra cái chết gián tiếp vì chúng dẫn đến những bệnh khác như đau tim hay đột quỵ.

Do đó, số liệu đầy đủ về những trường hợp tử vong do cúm lợn khó có thể thống kê đầy đủ, nên không thể nói rằng cúm A/H1N1 gây ra ít ca tử vong hơn cúm thông thường.

 

Hiểu nhầm 3: Người khỏe mạnh không bị nhiễm cúm. Khi bị ốm thì khả năng nhiễm cúm cao. Thực tế, hầu hết trẻ em chết vì cúm lợn trước đó đều hoàn toàn khỏe mạnh, và nhiều bệnh nhân trưởng thành trước đó cũng không có dấu hiệu suy giảm sức khỏe.

Số lượng bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 năm 2009 cao hơn mức bình thường 6 lần. Nhiều người cho rằng ai bị các bệnh liên quan đến phổi như hen và người hút thuốc; hệ miễn dịch nhạy cảm như phụ nữ mang thai, hay béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch dễ bị cúm nặng. Nhưng có tới 1/3 người lớn và 2/3 trẻ em từng nhiễm H1N1 không hề bị những bệnh này trước đó.

Cơ thể con người có hai cơ chế chống lại cúm: các protein hay kháng thể có tác dụng ngăn virus sinh sôi, còn các tế bào miễn dịch có chức năng tìm và phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh. Những người trên 50 tuổi có các kháng thể chống lại H1N1 hiệu quả hơn. Đó là lý do ít người có dấu hiệu cúm nặng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số người trẻ tuổi không có kháng thể chống lại cúm lợn nhưng vẫn có hệ miễn dịch kháng H1N1 vì virus cúm lợn từng tình cờ bị thả ra vào năm 1977 ở Liên Xô cũ. Chúng tồn tại từ đó tới nay cùng với chủng cúm H3N2.

Hiểu nhầm 4: Ăn thực phẩm hữu cơ, uống vitamin, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và uống nhiều nước thì không bị cúm.

Đến nay tiêm vắc-xin vẫn là cách phòng ngừa cúm hiệu quả nhất. Giữ gìn sức khỏe tốt có thể giúp trường hợp nhẹ đỡ hơn. Ngưng hút thuốc lá, giảm cân thừa và tránh rượu chè triền miên có thể giúp bạn tránh những triệu chứng cúm nặng. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào chứng tỏ những hoạt động tích cực này có thể giúp cơ thể miễn nhiễm cúm.

Vitamin D được cho là chất tăng cường khả năng kháng bệnh. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy nó không có tác dụng này. Những người nhiễm cúm được khuyên nên uống nhiều nước, nhưng không có bằng chứng cách này hiệu quả, mà một số dấu hiệu cho thấy uống nhiều nước có thể khiến triệu chứng viêm phổi tệ hơn.

Nhiều người tin rằng đeo khẩu trang là cách hiệu quả để bảo vệ cơ thể. Nhưng các y tá ở Canada đeo khẩu trang N95 – loại khẩu trang được cho là có thể chặn được hầu hết các loại virus, nhưng vẫn bị nhiễm cúm với tỷ lệ bằng với những người đeo mặt nạ vải thông thường. Ngoài ra, có ít bằng chứng chứng tỏ rửa tay thường xuyên là biện pháp ngừa cúm hiệu quả, trừ trường hợp trẻ em.

Tập thể dục là cách hữu hiệu để giúp cơ thể tránh các triệu chứng cúm nặng. Nhưng tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất.

Hiểu nhầm 5: Đã có vắc-xin rồi thì sợ gì cúm.

Thậm chí ở những nước giàu như Anh và Mỹ, phải mất mấy tháng thì tất cả những người có nhu cầu mới được tiêm vắc-xin. Các lô vắc-xin không thể sản xuất nhanh vì virus trưởng thành chậm và có ít hãng có thể sản xuất loại vắc-xin này. Đó là lý do một số người có thể nhiễm cúm và tử vong trước khi được tiêm phòng.


Số lượng bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 năm 2009 cao hơn mức bình thường sáu lần, vì
nhiều người chưa có kháng thể chống lại virus.

Hiểu nhầm 6: Vắc-xin phòng cúm không an toàn. Cúm A/H1N1 thường dẫn đến những triệu chứng cấp tính. Khác với cúm thông thường, nó hay tấn công người trẻ tuổi, kể cả người khỏe mạnh. Nếu chỉ bị nhẹ thì bệnh nhân vẫn có thể lây ra những người thân trong gia đình hay bạn bè và khiến họ bị ốm nặng.

Nỗi lo lắng của mọi người về tính an toàn của vắc-xin cũng là điều có thể hiểu được. Năm 1976, sau cái chết của một tân binh Mỹ, khoảng 48 triệu người dân nước này được tiêm vắc-xin ngừa cúm lợn. Trong số những người được tiêm vắc-xin có 532 trường hợp bị hội chứng viêm đa rễ và dây thần kinh cấp tính khi kháng thể xấu tấn công các tế bào thần kinh. Hầu hết các trường hợp này đều qua khỏi, nhưng 25 người tử vong và nhiều người khác phải sống chung với những tổn thương lâu dài.

Cả vắc-xin phòng cúm lợn và vắc-xin phòng cúm thông thường đều có nguy cơ gây ra hội chứng Guillain-Barré với tỷ lệ 10/1 triệu trường hợp. Tuy nhiên, ít người biết bằng bản thân bệnh cúm còn dễ gây ra hội chứng Guillain-Barré hơn vắc-xin. Một nghiên cứu thực hiện năm 2009 cho thấy, trong một triệu trường hợp nhiễm cúm thì có 40-70 người bị hội chứng Guillain-Barré. Vì thế, tiêm phòng vẫn là cách tránh mắc hội chứng này hiệu quả hơn.

Hiểu nhầm 7: Độc tính của virus cúm không tăng lên.

Nhiều người cho rằng mầm bệnh thường phát triển theo chiều hướng ít độc hơn. Nhưng khả năng này không phải lúc nào cũng đúng, và không ai có đủ bằng chứng để dự đoán nó sẽ phát triển như thế nào.

Trong quá khứ, những đợt dịch sau đôi khi tệ hơn đợt dịch trước. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định điều đó có phải do gene của chúng biến đổi hay do yếu tố thời tiết.

Hiểu nhầm 8: Khi dịch bệnh đã qua thì chúng ta sẽ an toàn trong vài thập kỷ.

Các đợt dịch cúm trong quá khứ xảy ra vào các năm 1580, 1729, 1781, 1830, 1847, 1889, 1918, 1957, 1968 và 2009. Dựa vào những mốc này có thể suy ra đợt dịch mới sẽ xảy ra vào năm 2059. Tuy nhiên, loại cúm gia súc khác có thể phát triển và tấn công con người bất kỳ lúc nào và gây nên đại dịch mới do hệ quả của nền nông nghiệp thâm canh.

Năm 2004, các nhà khoa học nghiên cứu siêu vi khuẩn cảnh báo rằng, nhiều loại cúm ở động vật có thể sẽ tấn công con người. Ngoài cúm gia cầm H5N1, các loại cúm khác gồm H7, H2 và H9 cũng gây nên nhiều vấn đề. Bất kể chủng cúm nào trong số đó cũng có khả năng biến thể và gây nên một đại dịch mới.

Để phòng tránh điều này, chúng ta nên chú ý nhiều hơn tới các loại virus ở gia súc, kể các những gia súc đã được tiêm phòng, vì một số chủng cúm có thể lây lan và tiến hóa ở những động vật đã được tiêm phòng.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video