9 cách chặn thảm họa thiên thạch

Khi phát hiện một thiên thạch có khả năng đâm trúng trái đất, loài người có thể bắn tên lửa hạt nhân để thay đổi quỹ đạo thiên thạch hoặc phá hủy nó bằng robot.

9 ý tưởng cứu trái đất khỏi thảm họa thiên thạch

1. Mọi vật thể trong vũ trụ, bao gồm cả thiên thạch và tàu vũ trụ, đều có lực hấp dẫn. Vì thế, khi phát hiện một thiên thạch có khả năng đâm vào trái đất, chúng ta có thể phóng tàu vũ trụ tới gần thiên thạch để lực hấp dẫn của tàu làm thay đổi đường bay của thiên thạch.

2. Nhiều nhà khoa học đề xuất ý tưởng phóng tên lửa hạt nhân lên thiên thạch để làm lệch quỹ đạo bay của chúng. Con người không nên phá hủy thiên thạch bằng năng lượng hạt nhân, bởi các mảnh vỡ của chúng có thể vẫn lao vào địa cầu.

3. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng bắn tên lửa hạt nhân lên thiên thạch chẳng khác gì việc đem dao trâu chặt thịt gà. Theo họ, con người chỉ cần bắn tên lửa thường hoặc ném cho tàu vũ trụ ném thuốc nổ xuống thiên thạch để làm chệch đường bay của chúng. Nhược điểm của biện pháp này là nó phải được thực hiện từ hàng chục năm trước khi thiên thạch tới gần địa cầu.

4. Nếu mặc áo màu sẫm trong ngày trời nắng, chúng ta sẽ thấy nóng hơn so với mặc áo màu trắng vì các màu sẫm hấp thụ ánh sáng mạnh hơn, còn màu trắng phản chiếu bức xạ mặt trời nhiều hơn. Bức xạ mặt trời có thể làm thay đổi quỹ đạo bay của thiên thạch. Khi một số vùng của thiên thạch được sơn màu trắng và một số vùng khác được sơn màu đen, mức độ hấp thụ bức xạ mặt trời khác nhau giữa các vùng sẽ khiến quỹ đạo thiên thạch thay đổi.

5. Phóng một tàu vũ trụ với những tấm pin năng lượng mặt trời lớn lên thiên thạch cũng là một cách. Những tấm pin khổng lồ sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống thiên thạch, đồng thời lực hấp dẫn của nó cũng làm thay đổi quỹ đạo thiên thạch, dù chỉ là chút ít. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng tàu vũ trụ rất khó hạ cánh xuống thiên thạch vì "đá trời" luôn xoay nhanh.

6. Thoạt nghe thì giăng lưới trắng trên thiên thạch có thể là ý tưởng điên rồ, song các nhà khoa học khẳng định đối với những thiên thạch nhỏ (vài trăm kg) thì việc giăng lưới có thể làm thay đổi quỹ đạo bay của chúng.

7. Nếu các thiên thạch được tạo nên bởi băng hoặc có băng trên bề mặt, chúng ta có thể phóng các tấm gương cầu khổng lồ vào không gian để hắt ánh sáng mặt trời vào một vùng của thiên thạch.

Phương pháp này cũng khá giống với quy tắc hoạt động của DE_STAR. Hệ thống này hoạt động như sau: Nó sử dụng những tấm thu năng lượng Mặt trời để biến nó thành một dòng laser pha. Những dòng laser này sau đó được chuyển thành những dòng laser đơn lẻ, tiêu diệt thiên thạch. Nếu như thiên thạch quá lớn, DE-STAR có thể khiến nó chuyển hướng, không đâm vào Trái đất. Một trong những điểm cộng của dự án này là nó hoạt động dựa trên một công nghệ hiện nay đã có sẵn.

8. Nhiều người cho rằng chúng ta nên phóng tàu vũ trụ lên thiên thạch rồi tự gắn chặt nó vào một hố. Sau đó tàu cho động cơ hoạt động để lực đẩy của động cơ làm thay đỗi quỹ đạo thiên thạch.

9. Đưa những robot lên thiên thạch để phá hủy nó dường như là cảnh tượng chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng chính phủ Mỹ đã tài trợ cho một nghiên cứu như vậy. Các nhà khoa học sẽ chế tạo những robot hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Khi một thiên thạch có khả năng đâm vào địa cầu xuất hiện, chúng sẽ được phóng lên để bóc từng phần rồi ném ra ngoài không gian cho tới khi thiên thạch bị phá hủy hoàn toàn.

Nếu tất cả 9 biện pháp trên thất bại, chúng ta buộc phải chuẩn bị sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất. Khi đó chúng ta nên tranh thủ sống từng giây từng phút còn lại, đồng thời để lại thông điệp cho loài gián, bởi chúng có thể tồn tại sau những thảm họa khủng khiếp. Ngoài gián còn có nhiều loài động vật khác có thể thống trị địa cầu sau một vụ nổ khủng khiếp do thiên thạch gây nên.

Theo Vnexpress (Ảnh: Discovery)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video