Những điều bất ngờ thú vị bạn chưa từng biết về tinh trùng

Tinh trùng là gì?

Bạn đã biết những gì về tinh trùng? Những điều dưới đây có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm những điều thú vị về tinh binh, về sự tồn tại và cách thức mà chúng thực hiện trong vai trò duy trì nòi giống của con người.

1. Bao nhiêu tế bào tinh trùng được giải phóng khi một người đàn ông xuất tinh? Số lượng tinh trùng khác nhau từ khoảng 20 triệu đến 100 triệu con tinh trùng mỗi ml khi xuất tinh. Người đàn ông khỏe mạnh sẽ sản xuất từ 1,5ml đến 5ml tinh dịch mỗi lần xuất tinh.


Người đàn ông có thể xuất 20 triệu đến 100 triệu con tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. (Ảnh: turbosquid.com)

2. Kích thước của tế bào tinh trùng này dài khoảng 50µm (0,05mm). Các tế bào nhỏ nhất mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt chỉ khoảng 0,1mm. Vì vậy để nhìn thấy con tinh trùng phải cần đến kính hiển vi.

3. Tinh trùng được cấu tạo bởi các tiểu tế bào nhỏ được gọi là homunculi hoặc animalcules. Mỗi tế bào tinh trùng gồm ba phần cơ bản: phần đầu (trong đó chứa ADN di truyền), phần giữa (cung cấp năng lượng cho đuôi), và đuôi của chính nó (còn được gọi là roi).

4. Tinh trùng bơi nhanh như thế nào? Các tế bào tinh trùng bơi khoảng 5mm một giây, hoặc khoảng 0,2 inch. Tốc độ này tuy nghe có vẻ chậm, nhưng thực chất lại không hề nhỏ so với kích thước của tinh trùng. Nếu một chú cá voi có khả năng di chuyển nhanh nhẹn như tinh trùng, thì con cá voi đó có thể bơi với tốc độ 15.000 dặm một giờ.


Các tế bào tinh trùng bơi khoảng 5mm một giây

5. Làm thế nào tinh trùng biết đường đi? Các nhà khoa học tin rằng các tế bào tinh trùng tìm đến trứng theo hai cơ chế phức tạp, gồm khả năng bơi về phía có nồng độ cao hơn của các phân tử được tạo ra bởi trứng (còn gọi là cơ chế chemotaxis) và khả năng hướng tới các khu vực nhiệt độ cao trong tuyến sinh sản của người phụ nữ để tìm đến tử cung (còn gọi là cơ chế thermotaxis).

6. Người phát hiện ra các tế bào tinh trùng là Antonie van Leeuwenhoek (1632-1723). Nhà khoa học nghiệp dư người Hà Lan này đã quan sát được các tế bào tinh trùng vào năm 1677. Van Leeuwenhoek cũng là người đầu tiên quan sát được vi khuẩn, các sợi cơ, và dòng chảy của các tế bào máu qua mao mạch. Ông ấy được gọi là “cha đẻ của vi sinh vật”.

7. Các tế bào tinh trùng có thể sống sót trong bao lâu? Điều đó phụ thuộc vào môt trường chúng tồn tại. Nếu ở bên trong bộ phận sinh sản của người phụ nữ thì tinh trùng có thể sống sót cho đến năm ngày. Nếu ở môi trường ngoài, tinh trùng chỉ có thể sống nhiều nhất là vài giờ.

8. Với các tế bào tinh trùng không được xuất tinh, chúng sẽ được quay trở lại cơ thể người đàn ông.

Tinh trùng có hình dáng giống những chú nòng nọc

9. Số lượng tinh trùng có giảm dần theo thời gian? Đó là điều khó xác định. Trước đây, một bản báo cáo đã nghiên cứu số lượng tăng giảm của tinh trùng kéo dài từ năm 1938 đến 1990 cho thấy kết quả tinh trùng giảm từ bắt đầu từ con số 113 triệu/ml xuống đến 66 triệu con/ml. Nhưng những nhà nghiên cứu gần đây lại cho rằng số lượng tinh trùng mang tính chất ổn định.

10. Tinh trùng trông giống những chú nòng nọc. Tuy nhiên, hơn 90% tinh trùng được tạo ra với ít nhiều dị tật như hai đầu, hai đuôi, đầu dị dạng hay đuôi bị cuộn. Những dị biệt này ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và tiếp cận trứng.

Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là người đàn ông bị vô sinh. Các tinh trùng bình thường có đầu hình oval và đuôi dài. Trong cuộc đua chạy đua đến trứng, hàng triệu tinh trùng đã thất bại, chỉ có một số ít chú tinh binh khỏe mạnh mới tiếp cận được. Và đây là cách chọn lọc tự nhiên.

Tinh trùng cần 46-72 ngày để trưởng thành trong tinh hoàn và sẵn sàng cho sự thụ tinh

11. Mặc dù nam giới liên tục sản xuất tinh trùng và trong 1 giây có thể giải phóng ra hàng nghìn tinh binh, nhưng tinh trùng cần ít tháng để trưởng thành. Tính trung bình, chúng cần 46-72 ngày để trưởng thành trong tinh hoàn và sẵn sàng cho sự thụ tinh.

Nhưng quý ông không cần phải lo lắng, ngay cả khi xuất tinh, một "mẻ" tinh trùng mới đã được chuẩn bị sẵn sàng cho lần hành động tiếp theo.

12. Một tinh hoàn có thể cung cấp đủ số lượng tinh trùng. Có những người chỉ có một trong hai tinh hoàn hoạt động.

Tuy nhiên, chỉ cần như vậy là đủ để anh ấy sản xuất ra một đội tinh binh hùng hậu chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Nghĩa là có một tinh hoàn hoạt động không hề ảnh hưởng tới khả năng sinh con.

13. Dù cơ thể bạn có thể nóng lên dưới tấm chăn ấm, thì tinh trùng vẫn duy trì được sự mát mẻ. Tinh hoàn luôn duy trì mức nhiệt thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 7 độ để đảm bảo cho đội tinh binh khỏe mạnh.

14. Xuất tinh ngoài có phải là phương pháp tránh thai hiệu quả? Phương pháp xuất tinh ngoài được thực hiện khi người nam rút dương vật ra khỏi âm đạo người nữ trước khi xuất tinh. Thật ra trái với nhiều người tưởng, phương pháp này thật sự không đạt hiệu quả cao trong việc tránh thai. Trước khi xuất tinh, một lượng ít tinh dịch sẽ thoát ra ngoài dương vật. Người nữ hoàn toàn có khả năng mang thai nếu chất dịch này tiếp xúc với âm đạo.


Chuyện mang thai khi quan hệ trong bồn nước nóng rất hiếm gặp và hầu như không thể xảy ra.

15. Tinh trùng có thể sống bao lâu trong bồn nước nóng? Trong bồn nước nóng, tinh trùng không thể sống lâu và sẽ chết trong khoảng vài giây. Chính vì vậy chuyện mang thai khi quan hệ trong bồn nước nóng rất hiếm gặp và hầu như không thể xảy ra.

16. Tinh trùng có thể sống được bao lâu khi bị đông lạnh? Các nhà khoa học tin rằng tinh trùng có thể sống rất lâu nếu chúng được làm lạnh ở nhiệt độ thấp, miễn là nhiệt độ được duy trì ở mức ổn định. Ở nhiệt độ thấp khoảng -196°C, tinh trùng sẽ chuyển về dạng bất hoạt, tức là mọi hoạt động chức năng của chúng bị ngưng lại.

17. Tinh trùng được tạo ra như thế nào? Thông thường, có hàng triệu tinh trùng được tạo ra mỗi ngày trong tinh hoàn. Trong suốt thời điểm này, các tế bào tạo ra tinh trùng không ngừng phân chia và biến đổi.

Cập nhật: 19/11/2018 Theo Vietnamnet, Huffington Post, Healthsite
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video