AI đã học được cách tạo ra video game chỉ bằng cách xem người ta chơi

Không biết rồi lĩnh vực AI sẽ phát triển đến thế nào trong tương lai đây.

Thông thường khi chúng ta dạy một trí tuệ nhân tạo (AI) về video game, thì mục đích thường là để AI tự biết cách chơi game. Đó chính là cách mà máy tính có thể đánh bại con người trong môn cờ vây hay các game của Atari. Nhưng một nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Georgia đang muốn thử cách phát triển AI khác, đó chính là muốn trí tuệ nhân tạo học cách mà video game vận hành.

Trong tài liệu nghiên cứu với tiêu đề “Game Engine Learning from Video", nhóm nghiên cứu mô tả một hệ thống AI có thể tái tạo game engine (phần mềm được viết để thiết kế và phát triển video game) của các trò chơi như Super Mario Bros. chỉ bằng cách xem người ta chơi game. AI này không cần phải truy cập vào code của game, mà chỉ cần quan sát các pixel và học hỏi từ đó. Game engine mà AI tạo ra có khá nhiều lỗi, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được.


Game Mario kinh điển.

Đây là lần đầu một hệ thống AI học cách làm game, nhưng vẫn có rất nhiều khuyết điểm và hạn chế trong dự án này. Hệ thống AI không học mọi thứ về tựa game từ con số không mà được các nhà nghiên cứu cung cấp hai thông tin quan trọng.

Đầu tiên là một thư viện hình ảnh trực quan chứa đựng mọi sprite (một hình ảnh hai chiều hoặc hình ảnh động được tích hợp vào một cảnh lớn hơn) của game. Thứ hai là các khái niệm cơ bản, như vị trí của các đối tượng và tốc độ của chúng, AI sẽ dựa vào đây để ghi nhận những gì nó thấy được. Với các thông tin trên, AI sẽ phân tích gameplay theo từng khung ảnh, sắp xếp những gì nó nhận ra và phân tích luật chơi trong game.


Hệ thống AI không học mọi thứ về tựa game từ con số không mà được các nhà nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng.

“Với mỗi khung hình chúng tôi sẽ sử dụng công cụ phân tích để xem xét và thu thập các sự kiện diễn ra. Ví dụ như Mario đang ở trong trạng thái nào, hoặc tốc độ di chuyển của đối tượng trong khung", Matthew Guzdial, tác giả chính của tài liệu nghiên cứu chia sẻ với The Verge. “Hãy tưởng tượng trường hợp khung hình Mario đang ở trên đầu một nấm Goomba và khung tiếp theo thì Goomba biến mất. Từ đó, AI xác định luật game là khi Mario ở trên đầu Goomba và tốc độ của anh chàng giảm lại thì Goomba sẽ biến mất".

Trải qua một thời gian quan sát, hệ thống sẽ tạo ra các luật cơ bản rồi ghi nhận chúng như một chuỗi câu lệnh logic dạng “nếu, thì" và các lệnh tương tự. Kết hợp lại, AI sẽ dựng nên game engine. Những luật này có thể được xuất ra và chuyển đối thành ngôn ngữ lập trình để tạo game.


Bên trái là màn chơi bình thường, bên phải là màn chơi do AI tạo ra.

Hiện tại, hệ thống chỉ hoạt động được với các game 2D vì nó cần đến sự trợ giúp của con người để xác định những gì đang xảy ra trong game. Đối với các game 3D có lượng dữ liệu “khủng khiếp" hơn nhiều thì điều này rất tốn thời gian cũng như cần công nghệ quan sát cao cấp hơn.

Tuy vậy, trong tương lai, nhóm nghiên cứu cho rằng công nghệ như thế này có thể sử dụng không chỉ để nghiên cứu game mà còn áp dụng được vào cuộc sống. Nhưng từ giờ cho đến lúc đó, chúng ta phải chờ những đột phá trong lĩnh vực AI để chúng có thể hiểu thế giới như con người. Đó là chuyện tương lai, hiện tai, sau Mario thì nhóm nghiên cứu đang hướng đến tựa game Mega Man.

Cập nhật: 12/09/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video