AI giúp mẫu động vật trong bảo tàng kể chuyện

Động vật tại Bảo tàng Động vật học, Đại học Cambridge có thể trò chuyện với khách tham quan qua điện thoại nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Hơn 12 mẫu vật, từ gián Mỹ, dodo đến gấu trúc đỏ và bộ xương cá voi vây, sẽ được trao tặng "khả năng trò chuyện" nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Động vật tại Bảo tàng Động vật học sẽ chia sẻ câu chuyện của chúng, thậm chí cả trải nghiệm sau khi chết.


Bảo tàng có một trong những bộ xương chim dodo hoàn chỉnh nhất thế giới. (Ảnh: Đại học Cambridge).

Được trang bị giọng nói và tính cách riêng, các mẫu vật có thể trò chuyện bằng giọng nói hoặc văn bản qua điện thoại của khách tham quan. Công nghệ này cho phép chúng mô tả thời gian sống trên Trái đất và những thử thách gặp phải, với hy vọng đảo ngược sự thờ ơ của con người đối với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học.

Jack Ashby, trợ lý giám đốc bảo tàng, cho biết nhiều bảo tàng sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau, nhưng "đây là ứng dụng đầu tiên cho phép các mẫu vật tự nói lên quan điểm của mình". "Một phần của thử nghiệm là xem liệu việc cho động vật tiếng nói riêng có khiến mọi người nghĩ khác về chúng hay không. Liệu có thể thay đổi nhận thức của công chúng về một con gián bằng cách cho nó một giọng nói?", Jack Ashby nói.

Dự án do Nature Perspectives, một công ty đang xây dựng các mô hình AI để tăng cường kết nối giữa con người và thế giới tự nhiên, phát triển. Đối với mỗi mẫu vật, AI được cung cấp thông tin chi tiết về nơi sinh sống, môi trường sống tự nhiên, cách nó được đưa vào bộ sưu tập, cùng với tất cả thông tin về loài mà nó đại diện.


Bộ xương cá voi vây treo trên mái của bảo tàng. (Ảnh: Đại học Cambridge).

Các mẫu vật thay đổi giọng điệu và ngôn ngữ để phù hợp với độ tuổi của người đối thoại và có thể trò chuyện bằng hơn 20 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Thú mỏ vịt có giọng Australia, gấu trúc đỏ có giọng Himalaya, và vịt trời có giọng Anh. Thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp, Ashby hy vọng khách tham quan sẽ học được nhiều hơn những gì có trên nhãn của mẫu vật.

Các cuộc trò chuyện giữa khách tham quan và mẫu vật sẽ được phân tích để hiểu rõ hơn về thông tin mà mọi người muốn biết. AI gợi ý một số câu hỏi, chẳng hạn như hỏi cá voi vây "hãy kể cho tôi nghe về cuộc sống ở đại dương", nhưng khách tham quan có thể hỏi bất cứ điều gì họ muốn.

Ashby chia sẻ: "Khi bạn nói chuyện với những động vật này, chúng thực sự hiện lên như những cá thể có tính cách riêng, đó là một trải nghiệm rất kỳ lạ".

Cập nhật: 18/10/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video